MÚ VÀ CÁ GIÒ NUÔI BIỂN
1. Biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá nuôi biển
1.1. Ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium ocellatum)
Bệnh ký sinh trùng đơn bào do Amyloodinium gây ra có thể trị bằng cách tắm nước ngọt trong thời gian từ 10-20 phút. Bệnh ký sinh trùng đơn bào Amyloodinium cũng có thể điều trị bằng cách tắm formalin 37% với nồng độ 10-15ml/100lít nước trong thời gian từ 20-40 phút tuỳ
theo điều kiện sức khoẻ của cá.
Trong trại sản xuất, nguồn nước nên được tẩy trùng bằng đèn cực tím hoặc hoá chất như
chlorine hay formalin để tiêu diệt Amyloodinium.
1.2. Bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng Cryptocaryonosis gây ra
Cryptocaryonosis hay còn gọi là bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng đơn bào trùng lông (Cryptocaryon irritan) gây ra. Loài ký sinh trùng này gây bệnh trên hầu hết các loài cá biển trong đó có cá Mú và cá Giò.
1.2.1 Biện pháp phòng bệnh: Nguyên nhân dẫn đến cá bị bệnh do nuôi mật độ quá cao, nguồn nước bị ô nhiễm và cá bị xây xước do đánh bắt hoặc vận chuyển. Vì vậy ương cá với mật nguồn nước bị ô nhiễm và cá bị xây xước do đánh bắt hoặc vận chuyển. Vì vậy ương cá với mật
độ vừa phải, nước cần lọc trước khi đưa vào bểương sẽ có tác dụng tốt trong việc hạn chế tác nhân gây bệnh đốm trắng. Hiện nay tại Đài Loan đang thử nghiệm vắc xin cho bệnh
Cryptocaryon irritan trên cá Giò cho kết quả tốt, tuy nhiên vắc xin này chưa được đưa ra thị
trường.
1.2.2 Biện pháp trị bệnh: Bệnh đốm trắng có thể điều trị bằng các phương pháp tắm nước ngọt trong thời gian từ 20 phút đến 30 phút và được lặp lại trong 3 ngày liên tục. Tuy nhiên, việc tắm cá liên tục bằng nước ngọt cũng tạo điều kiện tcho trùng lông thích ứng với nước ngọt và có khả năng sống sót. Vì vậy, việc kết hợp tắm cá bằng nước ngọt và hoá chất mang lại hiệu quảđiều trị bệnh cao hơn. Có nhiều loại hoá chất khác nhau có thể sử dụng điều trị bệnh đốm trắng như formalin, chlorine và ôxy già. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc tắm cá bằng nước ngọt kết hợp với 150ml/m3 nước ôxy già trong thời gian 30 phút cho hiệu quả
cao. Việc ngâm cá trong formalin với lượng 20-30ml/m3 nước cũng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này tốn thời gian, nên ít được áp dụng. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc tắm cá bằng đồng sulphát với nồng độ 5g/m3 nước trong 30-60 phút không có hiệu quả tốt đặc biệt trong điều kiện nước có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao.
1.3. Ký sinh trùng bánh xe(Trichodiniosis)
1.3.1 Biện pháp phòng bệnh: Trùng bánh xe thường xuất hiện khi nuôi cá với mật độ
cao và nguồn nước bị ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ. Phòng bệnh bằng cách thả cá với mật
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sảnVIII. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÁ NUÔI BIỂN
hợp chất hữu cơ. Trong quá trình nuôi nếu nguồn nước bị ô nhiễm có thể xử lý bằng cách thay nước hoặc sử dụng hoá chất có tính ôxy hoá cao như thuốc tím, ôxy già, và cồn iốt.
1.3.2 Biện pháp trị bệnh: Bệnh trùng bánh xe có thể trị bằng phương pháp tắm nước ngọt trong 1 giờ và lặp lại 3 lần liên tục trong 3 ngày. Bệnh trùng bánh xe cớ thểđiều trị bằng cách tắm formalin với nồng độ 150-200 ml/m3 nước trong thời gian từ 30-60 phút. Ngâm cá trong nước chứa 25-30ml formalin/m3 nước liên tục trong 1-2 ngày cũng có tác dụng tốt trong
điều trị bệnh trùng bánh xe, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công lao động, chi phí cao và cá bị stress do vậy ít được áp dụng trong thực tế.
1.4. Bệnh thích bào tử trùng(Microsporidiosis)
Hiện tại không có hoá chất hoặc loại thuốc đặc trị bệnh do thích bào tử trùng gây ra. Vì vậy, hạn chế tác nhân gây bệnh xâm nhập hệ thống nuôi từ các nguồn khác nhau là cần thiết như
chọn con giống không mang mầm bệnh, sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh, quản lý tốt nguồn nước và các dụng cụ thao tác trong trại sản xuất. Đối với cá bị nhiễm chỉ hạn chế bằng cách loại bỏ cá khỏi hệ thống, không đưa cá nhiễm bệnh trức tiếp ra vùng nuôi mà phải có biện pháp xử lý thích hợp.
1.5. Bệnh sán lá đơn chủ (Monogeneansis)
1.5.1 Biện pháp phòng bệnh: Sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng rất phổ
biến trên cá Mú và cá Giò ở hầu hết các giai đoạn khác nhau từ cá giống đến cá nuôi thương phẩm. Các nhóm sán lá đơn chủ gây bệnh trên cá Mũ và cá Giò nuôi thương phẩm bao gồm
Benedenia spp, Benedinia hoshinia, Neobenedenia spp, Diplectamun spp, Pseudorhabdosynochus spp, và Haliotrema spp. Việc điều trị nhóm tác nhân gây bệnh sán lá
đơn chủ gặp nhiều khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt được sán lá đơn chủở giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Thêm vào đó, khi sử dụng hoá chất hoặc tắm cá bằng nước ngọt, sán lá đơn chủ tách khỏi vật chủ và bám vào thành lồng nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi chúng lại tấn công vật chủ. Vì vậy, việc phòng nhóm tác nhân gây bệnh này có ý nghĩa quan trọng. Các phương pháp phòng bệnh chủ yếu
đối với nhóm tác nhân gây bệnh sán lá đơn chủ là kiểm tra con giống trước khi mua về. Cá giống nên được tắm bằng nước ngọt trong thời gian 10-20 phút trước khi thả. Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết.
1.5.2 Biện pháp trị bệnh: Kết quả thực nghiệm cho thấy tắm cá bằng nước ngọt là một trong những biện pháp có hiệu quả cao trong điều trị bệnh sán lá đơn chủ. Tuy nhiên, việc tắm cá bằng nước ngọt trong 10-25 phút chỉ có tác dụng làm cho sán lá đơn chủ rời khỏi vật chủ. Vì vậy, nước chứa sán lá đơn chủ sau khi tắm cần được xử lý bằng 20-30ml chlorin/m3 hoặc 300ml formalin/m3.
Việc điều trị bệnh sán lá đơn chủ bằng nước ngọt nên được lặp lại 203 lần vào các ngày tiếp theo nhằm đạt hiệu quả trị bệnh cao. Đây là biện pháp trị bệnh cá biển nuôi lồng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên sau nhiều lần xử lý bằng nước ngọt một số loài sán lá đơn chủ có thể thích
ứng với nước ngọt. Vì vậy, việc tắm cá bằng nước ngọt trong thời gian 10-15 phút, sau đó sử
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sảnVIII. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÁ NUÔI BIỂN
nồng độ 150-250ml/m3 nước hoặc ôxy già với nồng độ 150ml/m3 nước trong 10-15 phút tuỳ
theo điều kiện sức khoẻ cá.
Việc điều trị bệnh cá bằng phương pháp tắm thường làm cá bị trầy xước tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh thứ cấp như vi khuẩn và nấm tấn công. Vì vậy, việc kết hợp sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như oxytetrecyclin, erythromycin, streptomycin tắm cho cá trong thời gian 10 phút cuối có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tác nhân gây bệnh thứ cấp tấn công.
2. Biện pháp phòng, trị một số bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển.
2.1. Biện pháp phòng bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển
Phương páp phòng bệnh vi khuẩn trên cá Mú và cá Giò nuôi lồng biển là sự kết hợp của các biện pháp quản lý dưới đây:
- Thả cá với mật độ thích hợp.
- Không làm cá bị xây xát hay trầy xước trong quá trình nuôi.
- Phòng trị các loại bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt nhóm sán lá đơn chủ nhằm hạn chế quá trình xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh cơ hội.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam chưa có nhiều loại thức ăn công nghiệp phù hợp cho cá Mú và cá Giò nuôi lồng biển, vì vậy sử dụng thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm tổng số lớn hơn 40% là cần thiết. Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu. - Vệ sinh lồng nuôi thích hợp.
- Sử dụng hỗn hợp vitamin nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá, đặc biệt vào các tháng trước khi dịch bệnh vi khuẩn xảy ra, thời gian chuyển mùa.
- Trên thế giới có nhiều loại vắc xin phòng bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển như vắc xin phòng bệnh do Vibriosis và Streptococus gây ra. Ở nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh cá nuôi lồng biển được bán trên thị trường. Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh vi khuẩn trên cá lồng biển có hiệu quả tốt.
2.2. Biện pháp trị bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển2.2.1 Biện pháp trị bệnh lở loét: 2.2.1 Biện pháp trị bệnh lở loét:
Bệnh lở loét trên cá Mú và cá Giò nuôi biển do nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau gây ra như
nhóm Vibriosis (Vibrio alguillarum, V. alginolyticus, V. và V. cholerae), nhóm vi khuẩn dạng sợi và các tác nhân gây bệnh trên thức ăn như nấm và ký sinh trùng.
Hiện nay, tại nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh vi khuẩn cho cá vì vậy chúng ta vẫn sử
dụng một số loại kháng sinh và hoá chất trị bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển. Các phương pháp điều trị bệnh vi khuẩn thông thường cho cá bao gồm phương pháp tắm cá bằng thuốc kháng sinh, cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh, phương pháp tiêm kháng sinh cho cá bố mẹ. Các loại kháng sinh sử dụng tắm cho cá bị bệnh vi khuẩn gồm: Oxytetracyclin, Rifamicin, và Erythromycin với nồng độ 30-50g/m3 nước trong 30-60 phút. Các loại hoá chất sử dụng tắm cá bị bệnh lở loét là thuốc tím 10g/m3 nướctrong 15-20 phút, cồn iốt có nồng độ
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sảnVIII. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÁ NUÔI BIỂN
15-20g/m3 nước từ 10-20 phút. Các loại thuốc sát trùng bôi vào vết thương như cồn iốt, thuốc tím, thuốc mỡ có chứa tetracyclin.
Bệnh lở loét cũng có thể được trị bằng cách sử dụng thức ăn có trộn với một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
+ 50 mg Oxytetracyclin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. + 50 mg Rifamicin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. + 100mg Erythomycin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. + 50mg Sulfonamid/kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.
Đối với cá có kích thước lớn, cá bỏ ăn thì việc sử dụng phương pháp cho cá ăn kháng sinh không có hiệu quả, đặc biệt là cá bố mẹ, do vậy cần áp dụng phương pháp tiêm một số loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc có thể sử dụng điều trị bệnh lở loét do vi khuẩn bằng phương pháp tiêm vào cơ gồm: Sulffamethoxazole 250 mg/kg cá, Sulfadiazin 250 mg/kg cá, Sulfazin, Sulfaquinoxalin 150mg/kg cá, Colistin sulfate, Sulfomanide 150 mg/kg cá. Sử dụng phương pháp tiêm tốn công lao động và chi phí cao, chỉ áp dụng cho việc trị bệnh vi khuẩn trên đàn cá Mú và cá Giò bố mẹ.
Mặc dù việc trị bệnh lở loét do vi khuẩn trên cá Mú và cá Giò có hiệu quả tốt, đặc biệt khi các vết loét còn nhỏ và cá còn khoẻ mạnh, nhưng khi các vết loét đã phát triển rộng, cá bỏăn thì tỷ lệ khỏi bệnh bằng các biện pháp trị bệnh kể trên cũng hạn chế. Vì vậy việc xác định tác nhân gây bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể làm giảm tỷ lệ thiệt hại do bệnh lở loét gây ra. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời thì tỷ lệ chết do bệnh gây ra rất cao (có thể lên đến 95% trong 1 tuần). Một điều cần chú ý sau khi điều trị bệnh vi khuẩn bằng kháng sinh, hệ miễn dịch cá giảm
đáng kể vì vậy không nên sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào. Do hệ miễn dịch cá giảm trong thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh nên việc bổ sung một số loại vitamin đặc biệt là vitamin C có ý nghĩa tốt nhắm tăng cường sức khoẻ cá.
2.2.2 Biện pháp trị bệnh xuất huyết đường ruột do Staphyloccus sp:
Dấu hiệu của bệnh là cá bỏăn, bụng trương to nhưng không có thức ăn, cá bơi mất cân bằng. Bệnh xuất huyết đường ruột trên cá Mú và cá Giò có thể trị bằng 2 phương pháp là cho cá ăn thức ăn có chứa kháng sinh nếu cá vẫn có khả năng ăn được và biện pháp tiêm vào cơ. Các loại kháng sinh sử dụng trị bệnh xuất huyết đường ruột bằng cách trộn với thức ăn như
Stretomycin với liều lượng từ 20-25 mg/kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 507 ngày. Một loại thuốc kháng sinhkhác như Erythromycine 100mg/kg cá/ngày cũng có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh xuất huyết đường tiêu hoá trên cá Mú và cá Giò.
2.2.3 Biện pháp trị bệnh trướng bụng do Pseudomonas spp gây ra:
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh do nhóm vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra trên cá nuôi lồng biển. Vì vậy việc chữa trị bệnh vẫn chủ yếu dựa vào các loại thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh có khả năng hạn chế sự phát triển của nhms tác nhân gây bệnh Pseudomonas spp như enrofloxacin, erythromycin, và một số loại thuốc kháng sinh khác. Khi cá bị bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra có thểđiều trị bằng phương pháp tắm nước ngọt kết hợp với sử dụng kháng sinh hoặc biện cho cá ăn thức