NGUYÊN NHÂN RỤNG HOA VÀ TRÁI Ở XOÀI

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 112 - 113)

khỏe có sức chống đỡ với bệnh, đồng thời tạo cho vườn cây luôn thông thoáng khô ráo, hạn chếẩm độ trong đất và trong vườn cây từđó hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

- Nếu là cây ghép thì vị trí ghép phải cách mặt đất khoảng 3 – 4 tấc để hạn chế nấm bệnh xâm nhập vào cây thông qua các vết ghép.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng gốc cây, để gốc cây luôn được khô ráo. Trong khi chăm sóc, tránh gây vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.

- Khi phát hiện cây chớm bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như: Aliette 80WP, Ridomil MZ 72WP/BHN; Curzate – M8 72 WP để phun xịt lên cây.

- Đối với những cây mới bị thối vỏở thân, gốc và rễ cái cần phải cào hết đất xung quanh gốc cây cho thông thoáng. Dùng dao cạo sạch hết vết bệnh rồi quét dung dịch Aliette 80 WP pha nồng độ

10 – 15% hoặc hỗn hợp Boóc đô 1%. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh. - Ngoài ra cũng có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora sp. T. Hazianum trộn đều với 40 kg phân chuồng hoai mục rải xung quanh gốc cây với lượng 3 – 5 kg cho một cây (tùy theo cây đã lớn hay còn nhỏ).

XXVIII. NGUYÊN NHÂN RỤNG HOA VÀ TRÁI Ở XOÀI

Do số hoa đực nhiều, số hoa lưỡng tính có thể đậu quả lại ít. Việc thụ phấn của hoa xảy ra không tốt do hạt phấn có hiện tượng tự bất dục, khả năng tự thụ phấn trong cùng giống kém.

Điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương sớm tạo độẩm cao cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ

phấn và đậu trái.

Tác động của một số sâu bệnh hại như rầy bông xoài, rệp, sâu đục trái non, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng...

Do đặc tính giống (yếu tố di truyền): giống có cuống trái to, chắc mập thường rụng ít. Thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhất là phân kali, calci...

1. Hạn chế sự rụng hoa, trái Chếđộ dinh dưỡng.

Bón phân gốc đầy đủ vào hai giai đoạn chính: giai đoạn 1 ngay sau thu hoạch. Để bù lại phần dinh dưỡng đã bị trái lấy đi ở mùa trước, cần bón nhiều phân N, P vừa phải, còn K thì bón ít hơn, liều lượng tuỳđộ tuổi cây. Có điều kiện bón phân hữu cơ sẽ rất tốt.

Giai đoạn 2 khi đợt đọt cuối vừa nhú hết, cây ra bông tự nhiên hay trước khi xử lý ra bông khoảng 15 ngày: khi cơi lá cuối chuyển màu xanh đậm, phiến lá dày, bìa lá gợn sóng thì bón phân lần 2 (tăng thêm P và K, giảm N so với lần 1).

Vào giai đoạn 4 và 8 tuần sau khi hoa nở, bón thêm 0,4- 0,6kg/lần phân NPK loại 20- 20- 15 cho mỗi gốc.

2. Chếđộ nước.

Khi hoa nhú mầm, hoa cần đủẩm. Nếu không mưa cần tưới nước đẫm gốc. Từ khi nở hoa đến lúc có trái non cỡ hạt đậu phộng cần duy trì lượng nước tưới còn khoảng 2/3 thời kỳđầu.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XIX. TO TÁN VÀ ĐỐN TA CÂY ĂN QU CÓ MÚI

Khi trái cỡ hạt đậu phộng đến trước khi thu hoạch 2 tuần là giai đoạn trái rụng nhiều nhất,

đảm bảo lượng nước khoảng 1/2 thời kỳ nhú mầm hoa. Chú ý giữẩm điều hoà không đểđất quá khô rồi tưới dễ gây sốc làm rụng hoa, trái non.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh hại bông và trái (nhất là rầy bông xoài, thán thư, phấn trắng- là những tác nhân gây rụng bông và trái mạnh nhất) bằng các loại thuốc thích hợp. Đối với rầy bông xoài có thể dùng các loại thuốc đặc trị như: Applaud, Mospilan, Sumi alpha, Sherpa, Bassa, Trebon, Admire...; bệnh thán thư dùng thuốc Carbenda, Dithane M- 45, Antracol... để trị; bệnh phấn trắng dùng Sumi 8, Manozeb, Score, Anvil... riêng thuốc Sumi 8 ngoài khả năng phòng chống bệnh còn có tác dụng làm cho cuống trái to mập ra, hạn chế rụng trái.

4. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá.

Nên phun các chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá để hạn chế rụng hoa, gia tăng tỉ lệđậu trái và rụng trái non, có thể phun 2- 3 lần: lần đầu khi chồi hoa khoảng 7- 10cm; lần hai khi hoa đã thụ phấn xong 2- 3 tuần sau khi hoa nở rộ, phun phân bón lá kết hợp các chế phẩm kích thích sinh trưởng (nhóm auxin hay NAA); lần 3 phun cách lần 2 từ 15- 20 ngày, lần này có thể sử dụng thêm các chế phẩm GA 3, Progibb, Gibgro...

Lưu ý

Trên diện tích lớn, ngoài giống chính nên trồng thêm một số giống khác để tăng khả năng thụ phấn. Trong thời kỳ ra hoa, đậu trái non mà gặp mưa, sương sớm cần chú ý cân nhắc khả năng phun thuốc phòng chống bệnh. Đêm có nhiều sương hay mưa thì sáng sớm nên rung cây cho rụng bớt nước đọng và hoa tàn trước khi phun thuốc.

Bổ sung một số biện pháp: tỉa bớt chồi hoa ở cây ra nhiều vào lúc chồi hoa mới nhú khoảng 10cm. Tỉa những trái méo mó, bị nhiễm bệnh... khi trái cỡ trứng gà.

XXIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI 1. Mởđầu

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 112 - 113)