CÂY BƯỞI LIÊN TIẾP BỘI THU

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 100 - 101)

bón 10kg phân Cancium Nitrat để phòng ngừa thối trái, sút cuống trái. Theo ông Mừng, tưới nước phải tưới theo kiểu nong nước cây mới ra hoa đồng loạt, nếu tưới theo kiểu tưới thẳng lên bề mặt vườn, chỉđủ cho nước ngấm xuống đất, cây sẽ ra hoa ít, không đều.

Làm theo kinh nghiệm này, chỉ khoảng rằm tháng tư cây sẽ nở hoa và sẽ cho thu hoạch trái vào khoảng rằm tháng 10 âm lịch. Lúc này không có vú sữa, giá bán rất cao, khoảng 60.000đồng/chục (20.000đồng/kg), gấp 4 - 5 lần chính vụ.

2. Cây cam sành: Trong điều kiện tự nhiên ở vùng Vĩnh Kim, cam sành thường ra hoa rộ

vào khoảng tháng 9 âm lịch. Vì chính vụ nên giá cũng rất rẻ, khoảng 4.000đồng/kg. Ông Sáu Mừng tìm cách điều khiển để cây cam cho thu hoạch trái vào khoảng tháng 3 âm lịch.

Vào khoảng tháng 5 âm lịch (cây còn một ít trái), ông ngưng tưới nước trong nửa tháng, rồi tiến hành bón phân với số lượng: một bao urê trộn đều với một bao NPK phân Con cò xanh 20-20-0, một bao phân bón Đầu trâu AT1, một bao phân hữu cơ Green field 555 loại 50kg/bao. Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 18.000 cây), rồi tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau bón phân, tưới nước khoảng 10 ngày cây bật tược non và ra hoa. Sau khi ra hoa, cứ khoảng một tháng rưỡi lại bón phân bổ sung cho cây một lần với lượng khoảng một bao NPK loại 20-20-15. Thường xuyên tưới nước giữẩm cho đất. Với cách làm này, vào khoảng tháng 3 âm lịch cây sẽ cho trái bán với giá khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, gấp đôi lúc chính vụ

XXVI. ĐỂ CÂY BƯỞI LIÊN TIẾP BỘI THU

Mùa thu là mùa thu hoạch của bưởi, ta nên thu hoạch rộ trong thời gian từ 3-5 lần, hoặc có thể rút ngắn xuống 2-3 lần để tránh cho cây mẹ bị kiệt sức, giảm năng suất cho vụ tiếp theo. Mùa thu là mùa thu hoạch của bưởi, ta nên thu hoạch rộ trong thời gian từ 3-5 lần, hoặc có thể

rút ngắn xuống 2-3 lần để tránh cho cây mẹ bị kiệt sức, giảm năng suất cho vụ tiếp theo. Nên sử dụng kéo cắt cành để thu hoạch từng quả một, không bẻ tước cành mang quả, gây mất nhiều nhựa và dễ nhiễm sâu bệnh (nhất là sâu đục thân). Sau khi thu hoạch xong cần loại bỏ

ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm dịch hại bằng kéo cắt cành để loại trừ

hiện tượng tự ký sinh chất sống của cây mẹ, tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng cho "bốc" hơn, sạch sâu bệnh và hạ thấp trọng tâm, giúp cây vững vàng hơn trước mưa to, gió lớn. Sau đó tiếp tục bồi dục cho đất nền (bón đền quả) bằng cách kết hợp với xới xáo lớp đất dày 10-15cm dưới bóng tán, nhặt cỏ dại và đào rãnh hình vành khăn theo chu vi bóng tán sâu khoảng 30-40, rộng 35-45cm (tuỳ kích cỡ cây nhỏ, to); phơi ải đất đào lên sau 2-3 tuần, giúp

đất bả và tiêu diệt mầm mống sâu bệnh có sẵn trong lòng đất.

Tiếp theo là trộn lẫn với phân hữu cơ hoai mục, bùn khô hoặc xỉ than, vữa bả, theo tỷ lệ

4:4:1:1 theo khối lượng. Mỗi gốc từ 50-80kg, ấp vào rãnh, rải đều dưới bóng tán và giữ cho gốc thường xuyên ẩm để "nhử" rễăn ra và ăn lên.

Khi cây phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm tra, diệt sâu bệnh ngay từ

khi chúng mới xâm hại. Với những cây bưởi trưởng thành đã cho thu hoạch nhiều vụ, cần dùng nước vôi (hoà tan) quét vài ba lần vào gốc, vừa sạch bệnh vừa tăng độ phản xạ ánh sáng cho vườn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)