XX. KHẮC PHỤC ĐU ĐỦ BỊ CHẾT DO MƯA ÚNG
Do đặc điểm của cây đu đủ là ngoài một số rễ cốđịnh, đu đủ không có rễ cái, rễ cốđịnh có tác dụng giữ cho cây vững chắc, có vai trò thay cho rễ cái, rễ thường không ăn sâu lắm, sâu nhất chỉ
khoảng 0,8 – 1m, còn lại hầu hết là rễ hút, rễ hút được rải đều dày đặc ở tầng mặt đất từ 10 – 30cm, rễ hút rất nhỏ, trên rễ mang rất nhiều lông hút làm nhiệm vụ hút nước, hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, rễđu đủ rất mềm, dòn và rất yếu. Do vậy khi bị ngập úng rễ rất dễ bị thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Nếu cây bị úng nước kéo dài có thể bị chết.
Nhìn chung, nếu trong đất trồng đu đủ mà thừa nước, cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
Đào mương rộng, để có đủđất đắp lên luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60 – 70cm, thiết kế mặt luống hình mui luyện, xây dựng hệ thống thoát nước, không để nước đọng trong vườn khi có mưa lớn và kéo dài. Ở những nơi thường bịảnh hưởng lũ lụt hàng năm phải lên luống thật cao, không đểđu đủ ngập úng trong mùa lũ lụt, xây dựng tường rào, bờ bao xung quanh vườn để chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Không nên đi lại nhiều trong vườn trồng đu đủ đang bị ngập nước. Một số nơi thường bị úng ngập hàng năm, một số nhà vườn có kinh nghiệm ươm cây đu đủ trên bầu, trên sọt khi nước lũ rút, đất khô thì bắt đầu trồng nơi cốđịnh, đu đủ sẽ cho thu hoạch gần một năm khi lũ về thì phá bỏ, rồi trồng lại khi nước rút.
Đu đủ là một trong những cây sợ úng nước nhất trong các loại cây ăn trái. Vì vậy trước khi trồng cần có biện pháp khắc phục như trên.