XXVII. DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
2. Phân bón
3.2.2. Bệnh vàng lá Greening (do vi khuẩn Liberobacter asiaticus)
3.2.2.1 Triệu chứng: Bệnh lan truyền chủ yếu do cây giống đã nhiểm bệnh và qua nhân giống vô tính như chiết, ghép, lấy mắt từ cây bị bệnh và đặc biệt là do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh. Tuy nhiên, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống. Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non thường thấy triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium.
3.2.2.2 Phòng trị:
- Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh.
- Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa.
- Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùng nhiểm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới.
- Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non.
3.2.3. Cách phòng trị bệnh thối gốc chảy mủ trên cây bưởi
3.2.3.1 Triệu chứng: Bệnh thối gốc chảy mủ trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp. gây ra là một bệnh rất nguy hiểm và khá phổ biến.
Ban đầu vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối lâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ
ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên đã làm cho bộ lá của cây bị vàng và rụng dần, trong khi các lá non không ra được các cành tược và cả cành lớn bị chết dần, cây bị bệnh xơ xác, nếu kéo dài sẽ làm cho cả cây bị bệnh chết. Ngoài gốc, rễ, bệnh còn làm cho trái bị thối nhất là những trái
ở dưới thấp gần mặt đất.
3.2.3.2 Phòng trị: Muốn hạn chế tác hại của bệnh cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính: pháp một cách tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Ở những vùng đất thấp dễ bị ngập úng trong mùa mưa cần lên liếp cao, nếu thấy vẫn chưa
đạt yêu cầu phải đắp mô để trồng, để cây không bị ngập úng. Lên liếp hình mai rùa để dễ
thoát nước mỗi khi có mưa. Nên có hệ thống bờ bao xung quanh vườn để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
- Trồng với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục và bón cân đối giữa đạm, lân và Kali, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XXVIII. NGUYÊN NHÂN RỤNG HOA VÀ TRÁI Ở XOÀI
khỏe có sức chống đỡ với bệnh, đồng thời tạo cho vườn cây luôn thông thoáng khô ráo, hạn chếẩm độ trong đất và trong vườn cây từđó hạn chế bệnh phát triển và lây lan.
- Nếu là cây ghép thì vị trí ghép phải cách mặt đất khoảng 3 – 4 tấc để hạn chế nấm bệnh xâm nhập vào cây thông qua các vết ghép.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng gốc cây, để gốc cây luôn được khô ráo. Trong khi chăm sóc, tránh gây vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.
- Khi phát hiện cây chớm bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như: Aliette 80WP, Ridomil MZ 72WP/BHN; Curzate – M8 72 WP để phun xịt lên cây.
- Đối với những cây mới bị thối vỏở thân, gốc và rễ cái cần phải cào hết đất xung quanh gốc cây cho thông thoáng. Dùng dao cạo sạch hết vết bệnh rồi quét dung dịch Aliette 80 WP pha nồng độ
10 – 15% hoặc hỗn hợp Boóc đô 1%. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh. - Ngoài ra cũng có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora sp. T. Hazianum trộn đều với 40 kg phân chuồng hoai mục rải xung quanh gốc cây với lượng 3 – 5 kg cho một cây (tùy theo cây đã lớn hay còn nhỏ).
XXVIII. NGUYÊN NHÂN RỤNG HOA VÀ TRÁI Ở XOÀI
Do số hoa đực nhiều, số hoa lưỡng tính có thể đậu quả lại ít. Việc thụ phấn của hoa xảy ra không tốt do hạt phấn có hiện tượng tự bất dục, khả năng tự thụ phấn trong cùng giống kém.
Điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương sớm tạo độẩm cao cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ
phấn và đậu trái.
Tác động của một số sâu bệnh hại như rầy bông xoài, rệp, sâu đục trái non, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng...
Do đặc tính giống (yếu tố di truyền): giống có cuống trái to, chắc mập thường rụng ít. Thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhất là phân kali, calci...
1. Hạn chế sự rụng hoa, trái Chếđộ dinh dưỡng.
Bón phân gốc đầy đủ vào hai giai đoạn chính: giai đoạn 1 ngay sau thu hoạch. Để bù lại phần dinh dưỡng đã bị trái lấy đi ở mùa trước, cần bón nhiều phân N, P vừa phải, còn K thì bón ít hơn, liều lượng tuỳđộ tuổi cây. Có điều kiện bón phân hữu cơ sẽ rất tốt.
Giai đoạn 2 khi đợt đọt cuối vừa nhú hết, cây ra bông tự nhiên hay trước khi xử lý ra bông khoảng 15 ngày: khi cơi lá cuối chuyển màu xanh đậm, phiến lá dày, bìa lá gợn sóng thì bón phân lần 2 (tăng thêm P và K, giảm N so với lần 1).
Vào giai đoạn 4 và 8 tuần sau khi hoa nở, bón thêm 0,4- 0,6kg/lần phân NPK loại 20- 20- 15 cho mỗi gốc.
2. Chếđộ nước.
Khi hoa nhú mầm, hoa cần đủẩm. Nếu không mưa cần tưới nước đẫm gốc. Từ khi nở hoa đến lúc có trái non cỡ hạt đậu phộng cần duy trì lượng nước tưới còn khoảng 2/3 thời kỳđầu.
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Khi trái cỡ hạt đậu phộng đến trước khi thu hoạch 2 tuần là giai đoạn trái rụng nhiều nhất,
đảm bảo lượng nước khoảng 1/2 thời kỳ nhú mầm hoa. Chú ý giữẩm điều hoà không đểđất quá khô rồi tưới dễ gây sốc làm rụng hoa, trái non.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh hại bông và trái (nhất là rầy bông xoài, thán thư, phấn trắng- là những tác nhân gây rụng bông và trái mạnh nhất) bằng các loại thuốc thích hợp. Đối với rầy bông xoài có thể dùng các loại thuốc đặc trị như: Applaud, Mospilan, Sumi alpha, Sherpa, Bassa, Trebon, Admire...; bệnh thán thư dùng thuốc Carbenda, Dithane M- 45, Antracol... để trị; bệnh phấn trắng dùng Sumi 8, Manozeb, Score, Anvil... riêng thuốc Sumi 8 ngoài khả năng phòng chống bệnh còn có tác dụng làm cho cuống trái to mập ra, hạn chế rụng trái.
4. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá.
Nên phun các chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá để hạn chế rụng hoa, gia tăng tỉ lệđậu trái và rụng trái non, có thể phun 2- 3 lần: lần đầu khi chồi hoa khoảng 7- 10cm; lần hai khi hoa đã thụ phấn xong 2- 3 tuần sau khi hoa nở rộ, phun phân bón lá kết hợp các chế phẩm kích thích sinh trưởng (nhóm auxin hay NAA); lần 3 phun cách lần 2 từ 15- 20 ngày, lần này có thể sử dụng thêm các chế phẩm GA 3, Progibb, Gibgro...
Lưu ý
Trên diện tích lớn, ngoài giống chính nên trồng thêm một số giống khác để tăng khả năng thụ phấn. Trong thời kỳ ra hoa, đậu trái non mà gặp mưa, sương sớm cần chú ý cân nhắc khả năng phun thuốc phòng chống bệnh. Đêm có nhiều sương hay mưa thì sáng sớm nên rung cây cho rụng bớt nước đọng và hoa tàn trước khi phun thuốc.
Bổ sung một số biện pháp: tỉa bớt chồi hoa ở cây ra nhiều vào lúc chồi hoa mới nhú khoảng 10cm. Tỉa những trái méo mó, bị nhiễm bệnh... khi trái cỡ trứng gà.
XXIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI 1. Mởđầu 1. Mởđầu
Cây ăn quả (CAQ) có múi là cây lâu năm, khoẻ mạnh chúng có thể sống đến 20-30 năm và ra hoa kết quả hàng năm. Tuy nhiên, nếu không duy trì cây đúng kích thước và chiều cao, tán cây trong vườn sản xuất sẽ không đồng đều và phát triển rậm rạp. Trong những vườn cây rậm rạp như vậy sâu bệnh dễ phát sinh gây hại, chất lượng quả trở nên kém và không ra quảđều hàng năm. Do vậy, một chương trình tạo tán và đốn tỉa đúng đắn sẽ rất quan trọng để duy trì một vườn CAQ có múi, cũng như vườn CAQ nói chung, khoẻ mạnh, năng suất và chất lượng.
2. Mục đích của tạo tán và đốn tỉa
Tạo tán và đốn tỉa nhằm 3 mục đích
Một là giúp cho ánh sáng và không khí tới lá để nâng cao hữu hiệu tổng số diện tích lá và tăng cường quang hợp. Nếu các cành cây được phân bổ và định hướng tốt chúng sẽ có một không gian đầy ánh sáng. Điều đó cải thiện tính hữu hiệu của việc sử dụng nước cũng như chuyển
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Hai là tạo tán và đốn tỉa đúng cách sẽ giúp cho cây có một kích thước đúng đắn. Nhờ vậy, người trồng có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý các cây trong vườn, nâng cao sức sống (thể
chất) của cây, tăng cường sức chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như duy trì một cân bằng hữu hiệu nhất giữa sinh trưởng thân lá và ra quả.
3. Các tập tính nảy chồi (lộc) và sinh quả của CAQ có múi 3.1 Các đặc tính tổng quan của sinh trưởng 3.1 Các đặc tính tổng quan của sinh trưởng
Ngoại trừ loài cam ba lá Poncirus Trifoliata Rà, tất cả các loài CAQ có múi được trồng đều xanh lá quanh năm (cây thường xanh - evergreen). Các cây bị bỏ mặc thường phát triển ngọn quá cao và mọc ra các chồi rậm rạp, chỉ trong vài năm tán cây trở nên rất dầy và mọc thành vòm. Các cành bên trong có thể bị chết vì thiếu ánh nắng. Cây sẽ chỉ ra quả trên bề mặt tán và trở nên giảm năng suất nhanh chóng
3.2 Sự bật chồi
Tại các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, các chồi mới thường mọc vào mùa xuân, hè, thu và đôi khi cả trong mùa đông. Các chồi mùa xuân và mùa hè là quan trọng nhất chúng phải phát triển
đúng cách không quá mạnh mẽ
3.3 Tập tính sinh quả
ở CAQ có múi trưởng thành cành sinh quả phát triển chủ yếu từ các chồi xuân và hè. Các chồi xuân mà moc từ các cành sinh quả là năng suất nhất. Các hoa đơn hoặc chùm hoa có thể phát triển từđỉnh chồi hoặc các chồi nách (mắt nách)
4. Dáng cây và hệ thống tạo tán
Các CAQ có múi có thể mọc rất cao. Chúng nên được tạo tán để có dáng thích hợp với một trung tâm mở hay còn gọi là tán hình phễu, hình cốc. Người trồng cây sẽ có lợi nếu làm theo hệ thống này: dễ dàng chăm sóc cây kể cả phun thuốc và thu hái quả, các cây trẻ cho tán mọc nhanh và ra quả sớm. Việc đốn tỉa cây được dễ dàng và tán sinh quả chiếm một diện tích lớn Quy trình tạo tán hình phễu được thể hiện các các hình 1,2,3, 4. Tán hình phễu điển hình nhất là kết quả cả quy trình được thể hiện tại hình 5
Hình 1: Trồng cây năm thứ nhất, sau khi trồng, khi cây mọc cao 70-80 cm, cắt cây ởđộ cao 30-40 cm trên mặt đất và tỉa bỏ các chồi bên
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Hình 2: Giữa các cành 1, 2 và 3 để chúng sẽ phát triển thành các cành khung. Ngắt các ngọn của các cành 4, 5 và 6 để có thể cắt chúng vào 2 năm sau.
Hình 3: Cây trồng năm thứ 3. Tỉa bỏ cành 5 và 6
Năm thứ 4: Đốn bỏ cành 4
Nếu nhìn từ trên xuống cây, sẽ thấy giữa các cành khung tạo ra một góc 120 độ, Khoảng cánh thẳng đứng giữa các cành khung nên là 20- 30 cm
Hình 5: Sự sắp xếp các bộ phận của cây theo hệ thống tạo tán hình phễu (hình trung tâm mở)
5. Các phương pháp đốn tỉa
Các nhà trồng cây nên chọn thời gian thích hợp để đốn tỉa. Do CAQ có múi là cây thường xanh nên chúng không có giai đoạn ngủ thật sự. Tuy nhiên trong thời gian sau thu hoạch việc trao đổi chất của cây giảm
Tại các nước có mùa đông lạnh, việc trao đổi chất giảm trước lúc phát lộc xuân (ra chồi xuân) vì nhiệt độ thấp và mùa khô. Còn tại các nước nhiệt đới gió mùa trao đổi chất của cây lại bị
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
giảm vào mùa khô. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thời kỳ cây bị giảm trao đổi chất chính là thời
điểm đốn tỉa cây. Tỉa nhẹ (tỉa phớt) cũng có thể tiến hành vào thời vụ khác để loại bỏ các chồi không mong muốn hoặc mọc dầy
5.1 Cấu trúc của cây
Trong hình 6 trình ba các bộ phận khác nhau của cây. Người trồng cây nên tính toán để các bộ
phận đó phân bố hợp lý theo không gian khi thực hiện tạo tán và đốn tỉa.
5.2 Các nguyên tắc và thủ tục đốn tỉa
Nói chung người trồng cây không nên tỉa bỏ trên 15% tổng số chồi. Họ nên nghiên cứu cấu trúc của mỗi cây trước khi đốn tỉa chúng. Đốn tỉa nên bắt đầu từ ngọn cành khung thứ 3, tiếp
đến là cành khung thứ 2 và sau cùng là cành khung thứ nhất. Tại mỗi cành khung, đốn tỉa nên bắt đầu từ cành cấp hai sau đến các chồi bên
5.3 Các cành và chồi không mong muốn
Nên tỉa bỏ: các cành bị bệnh hoặc bị sâu hại nặng, các cành hoặc chồi mọc không đúng hướng hoặc đúng vị trí (cành hoặc chồi vượt, mọc chen ngang hoặc hướng vào bên trong tán cây...)
5.4 Cách đốn tỉa
Có 2 cách chính: đốn tỉa ngọn và đốn tỉa thưa
Đốn tỉa ngọn giúp phát triển các mầm, chồi ở phía dưới và phân cành (hình 7)
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Các cành và chồi nên giữa lại sau đốn tỉa (hình 9)
Hình dạng cây sau khi đốn tỉa (hình 10) Hình 10: Đốn tỉa các cành nhánh (cành bên)
A. Trước khi đốn tỉa: 1. Cành cấp 2; 2. Cành nhánh, 3. Tầng lá a. Vị trí cắt trogn năm thứ nhất, b. Vị trí cắt trong năm thứ 2 B. Sau khi đốn tỉa: 1. Cành cấp hai, 2. Cành nhánh, 3. Chồi mới, 4. Tầng lá
5.5 Đốn cải tạo cây già
Trong các vườn CAQ có múi lâu năm, thể lực của các cây bị giảm. Tán cây trở nên quá lớn và năng suất bị giảm. Đó là thời điểm cần đốn cải tạo để trẻ hoá cây (hình 11)
Hình 11: Trước khi đốn tỉa cải tạo: các vạch đậm, ngắn, đánh dấu các vị trị cắt, thực hiện vào đốn tỉa đông xuân năm thứ nhất
H.12 Hình dáng cây sau đốn tỉa
Thủ tục đốn cải tạo được trình bày trong các Hình 12, 13, 14 và hình 15. Đốn cải tạo nên thực hiện qua 3-4 năm mới hoàn thành. Hình 16 cho thấy dáng cây trước và sau khi đốn tỉa
Phần II: Sinh học và kĩ thuật trồng cây nông nghiệp XIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
H.13 Các vạch đâm ngắn đánh dấu vị trí các vết cắt thực hiện vào đốn tỉa đông xuân thứ 2