Hình thái và cách gây hại

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 109 - 111)

XXVII. DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI

3.1.1.1Hình thái và cách gây hại

2. Phân bón

3.1.1.1Hình thái và cách gây hại

0.3mm, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá, ấu trùng màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm và đục thành những đường ngoằn ngoèo trên lá tạo nên những ánh bạc rất dễ nhận diện. Vòng đời sâu vẽ bùa khoảng 2 tuần. Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và co rúm lại, giảm khả năng quang hợp, do đó cây sinh trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng, nhất là cây con mới trồng.

3.1.1.2 Phòng trị:

Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Nên chú ý phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra lộc tập trung, chóng thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên như Saliphos 35 EC liều lượng 25 –30 cc/8lít, Sherzol 205 EC liều lượng 25-30cc/8lít,Confidor 5-10 ml/ bình 8 lít, dầu khoáng DC-Tron Plus 50 ml/ bình 8 lít.Selecron 10-15g/bình 8 lít.

3.1.2. Rầy mềm (Toxoptera citricidus)

3.1.2.1 Hình thái và cách gây hại: Rầy mềm màu đen, dài khoảng 2mm thường sống tập trung trên các đọt non. Chúng chích hút nhựa làm các đọt non không phát triển và co rúm lại, phân chúng thải ra nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp. Rầy mềm là môi giới truyền virus gây bệnh Tristeza trên cây bưởi.

3.1.2.2 Phòng trị:

Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung

Trong tự nhiên có những loài ong ký sinh thiên địch tấn công rầy mềm như: bọ rùa, green lacwing, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong ký sinh thuộc họ Aphididae.

Rầy mềm thường trong giai đoạn ra đọt non của cây nên chú ý phòng trị trong giai đoạn nầy bằng các loạI thuốc như Lancer 75 WP 15g/ 8 lít, Butyl 10 WP 25g/8 lít, Applaud 10WP 10- 15g/ 8 lít, Basa 50ND 20ml/8lít.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XXVII. DINH DƯỠNG ĐỐI VI CÂY CÓ MÚI

3.1.3. Nhóm Nhện

3.1.3.1 Hình thái và cách gây hại: Chúng thường tập trung tấn công trên lá non hay tráinon từ khi đậu trái đến 2 tháng tuổi. Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái cạp lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti màu vàng và rụng sớm,trên trái gây da cám da lu .

3.1.3.2 Phòng trị:

Phát hiện thật sớm khi vừa đậu trái và phun các loại thuốc trừ nhện cho đến khi trái lớn như

Comite 73 EC 5-10cc/8lít, Sulox 80WP 50g/8lít, Pegasus 500DD 10 ml/ 8 lít, Ortus 10-15 ml/ 8 lít.

3.1.4 Bù lạch:

3.1.4.1 Hình thái và cách gây hại: Rất phổ biến trên cây họ cam quýt với nhiều loại khácnhau, tuy nhiên có một loại quan trọng là loại có màu vàng nhạt, dài khoảng 1mm. Bù lạch tấn công trên bông cây cam quýt và cũng tấn công trên trái.

3.1.4.2Phòng trị: Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện .

Khi hoa vừa rụng cánh và khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái, tiến hành phun các loại thuốc như Fenbis 25 EC 30 –35 cc/8lít, Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Confidor.

3.1.5. Nhóm rệp sáp

3.1.5.1 Hình thái và cách gây hại: Đặc điểm chung của nhóm rệp sáp là cơ thể tiết ra lớp sáp trắng để bảo vệ cơ thể hay tạo ra một lớp vỏ cứng trên thân còn gọi là rệp dính. Chúng thường trên cành non, trái để chích hút nhựa, ngoài ra chúng còn kích thích nấm bò hóng phát triển trên lá và trái nơi chúng thải phân ra.

3.1.5.2 Phòng trị: Trong điều kiện tự nhiên cả vùng ĐBSCL nhóm nầy chưa thấy thiệt hại đang kể, tuy nhiên khi mật số cao cần phun thuốc để phòng trị như Pyrinex 20 EC, Fenbis 25 EC, Admire liều lượng theo khuyến cáo, Dầu khoáng DC-Tron Plus 50ml/bình 8lít.

3.2 Bệnh hại

3.2.1. Bệnh Tristeza

3.2.1.1 Triệu chứng: Bệnh Tristeza là một bệnh gây hại quan trọng trêncây có múi ở

các nước trồng cây cam quýt trên thế giới. ở ĐBSCL bệnh xuất hiện nhiều trên chanh giấy. Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết

đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hóa.

Bệnh lây lan qua mắt ghép, hoặc do các loài rầy mềm như :rầy mềm nâu (Toxoptera citricidus), rầy mềm đen (Toxoptera aurantii) hoặc rầy mềm trên bông (Aphis gossipii) chích

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XXVII. DINH DƯỠNG ĐỐI VI CÂY CÓ MÚI

3.2.1.2 Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh và tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ sâu đã khuyến cáo vào các đợt ra đọt non, lá non để tránh lan truyền mầm bệnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 109 - 111)