PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 67 - 71)

Cá nuôi những ngày ấm hoặc buổi trưa trời nắng cần cho cá ăn, lượng cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn mà tăng hoặc giảm để cá khỏe mạnh, có khả năng chống rét.

2.4 Thu hoch cá đưa ra nuôi thành cá tht

Để tranh thủ thời gian nuôi sớm thời vụ, mùa xuân có nhiều thức ăn, cá lớn nhanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trước vụ rét năm sau. Vào cuối tháng 2 chuẩn bị sang mùa ấm cần thu hoạch cá tôm giống này bằng cách kéo lưới hoặc tát cạn thu hoạch cá tôm giống này đưa ra ao hồđã chuẩn bị nuôi thành cá thịt.

Với kỹ thuật chống rét trên, vụ rét năm 2003 nhiệt độ xuống thấp 8 – 12oC kéo dài từ 7 – 10 ngày. Song nhiều gia đình ở Bắc Ninh đã giữđược đàn cá giống chim trắng nuôi cho năm sau.

XXII. PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA

Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II cho biết đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt khoảng 600.000 tấn, trong đó cá tra, basa chiếm trên 30% sản lượng, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh AG, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và thành phố Cần Thợ Tuy nhiên, do phát triển tràn lan nên nhiều mô hình cá nuôi đã xuất hiện nhiều loại bệnh trên cá mà bà con ngư dân chưa nhận biết để có cách xử lý tốt giúp cho mô hình nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục đạt thành quả cao. Do vậy việc quản lý môi trường cá nuôi và các biện pháp phòng bệnh trên cá nuôi đang đặt ra những vấn đề bức xúc trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay. Hiện nay thời tiết đã bước vào mùa mưa, đây là giai đoạn mà người nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, sau thời gian dài nắng nóng nhiệt độ tăng cao khi thời mưa làm cho nhiệt độ giảm nhanh, mặt khác mưa làm rữa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tựu từ

mặt đất tuôn xuống ao cá, làm cho pH tăng cao và môi trường nước trong ao nuôi cá thay đổi, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mô hình nuôi cá của bà con ngư dân. Theo khảo sát gần đây của Ngành thuỷ sản vào mùa mưa hầu hết các mô hình nuôi cá đều diễn ra hiện tượng cá bị shock, tỷ lệ cá chết khá cao gây thiệt hại về sản lượng. Ngoài ra trong mùa mưa là điều kiện để nhiều loại ký sinh trùng như ngoại ký sinh, nội ký sinh, nấm và vi khuẩn như Aromonas, Vibrio, Streptoloclus, ... phát triển sẽ là những tác nhân cơ hội gây bệnh cho cá.

Chị Huỳnh Thị Dúng, ngư dân nuôi cá ởấp Bình Hoà 2 xã Mỹ Khánh TPLX cho biết, 5 năm qua gia đình chị nuôi nhiều loại cá như cá tra, cá lóc, điêu hồng, cá rô đồng trong đó cá rô

đồng là ít bị tác động môi trường so với các loại cá khác. Trong vụ nuôi vừa qua với diện tích hầm trên 650 m2 gia đình chị nuôi cá rô đạt sản lượng trên 1 tấn cá thịt, sau khi bán, trừ các chi phí còn lãi 13 triệu đồng đã góp phần tăng thu nhập gia đình. Rút kinh nghiệm của mô hình nuôi cá năm qua, năm nay gia đình chị có những cải tiến kỹ thuật nuôi cá . Chị Dúng cho biết nếu vào mùa mưa mà không xử lý nước thì cá sẽ chậm phát triển, các chất thải trong nước sẽ gây mùi hôi rất khó chịu, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mô hình cá nuôi trong ao. Do vậy năm nay, khi trời bắt đầu mưa, hàng tuần chị đều xử lý vôi và muối vào ao cá sau đó bơm thay nước thường xuyên, nhờ vậy nước trong ao cá luôn sạch giúp cá phát triển khá tốt.

Còn anh Nguyễn Văn Ngói, ngư dân nuôi cá ởấp Bình Hòa 1 xã Mỹ Khánh TPLX thì ngoài việc tạt vôi vào ao nuôi cá, anh Ngói còn thường xuyên rãi vôi xung quanh bờ ao để diệt khuẩn trên bờ khi trời mưa nhờ lượng vôi rãi trên bờ tuôn xuống ao giúp cân bằng pH trong

Phn 1: Sinh hc và k thut trong nuôi trng thu sn XXII. PHÒNG BNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA

ao, chính vì vậy mô hình nuôi cá của anh rất thành công. Với liều lượng sử dụng hàng tuần là 1 ký vôi/ 100 m2 mặt nước, tuỳ theo diện tích ao mà tính đến việc tạt vôi, nên hầm nuôi cá của anh lúc nào cũng sạch nước trong cá rô chỉ cần nuôi 3 tháng rưỡi là bán.

Ngoài những ngư dân áp dụng tốt việc xử lý nước nuôi cá trong mùa mưa thì vẫn còn khá nhiều bà con ngư dân còn lúng túng chưa biết cách nào để quản lý tốt môi trường cá nuôi của mình.

Để giúp bà con ngư dân một số biện pháp quản lý tốt môi trường nước cá nuôi trong mùa mưa, kỹ sưĐặng Hồng Đức, Trưởng Bộ phận Thủy sản Cty Liên doanh Bio Pharmachemine khuyến cáo liều lượng rải vôi tốt nhất là từ 25 đến 50 ký/ cho ao có diện tích 1000 m2, sau đó cần bổ

sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cao cấp như Nutri Fish, Bio Premix 22, Sobitol, Biozyme hoặc Antishok để tăng sức đề kháng cho cá, giúp cá tăng trưởng tốt.

Trong mùa mưa, các mô hình nuôi cá thường xuất hiện một số bệnh như nhiễm khuẩn và các bệnh ký sinh trùng, do vậy bà con ngư dân cần định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ một số vi khuẩn cơ hội gây bệnh cho cá. Theo kỹ sưĐặng Hồng Đức, cách diệt khuẩn, diệt mầm bệnh có hiệu quả và an toàn hiện nay là định kỳ nửa tháng bà con ngư dân dùng thuốc sát trùng Bioxide

đánh xuống ao 1 lần. Nếu theo dõi đàn cá nuôi có hiện tượng rộ lên, hoặc chết rải rác đó là hiện tượng cá bị ngứa ngáy do các loài ngoại ký sinh gây nên, bà con có thể dùng Bio Green Cut đánh xuống ao với liều dùng từ 1 đến 2 lít/ 1.000 m3 tuỳ theo cá nuôi lớn hay nhỏ. Nếu thấy cá có hiện tượng kém ăn, có biểu hiện xuất huyết trên thân, vây, mang đó là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn, bà con ngư dân cần phải dùng kháng sinh để trị bệnh. Bà con có thể sử

dụng thuốc Bio Oxocol trộn 5g/ 1ký thức ăn, cho ăn ngày 2 lần và cho ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày, sau đó cần bổ sung thêm thuốc để tăng sức đề kháng và men tiêu hoá như Bipzyme để

cấy men đường ruột, cung cấp vi sinh có lợi, giúp cá mau hồi phục.

Do vậy, nguyên tắc phòng bệnh căn bản nhất vẫn là kiểm soát nguồn nước, thức ăn, động vật hoang dã mang mầm bệnh và kiểm tra con giống đảm bảo khoẻ mạnh. Bên cạnh đó còn phải hạn chế xảy ra shock do quá trình vận chuyển giống, do thay đổi môi trường đột ngột hoặc do nước bẩn quá mức chịu đựng của cá nuôi. Trong mùa mưa nếu như chúng ta quan tâm đầy đủ

các biện pháp phòng bệnh từ xa, sẽ góp phần giảm những tác nhân cơ hội gây bệnh cho cá đó là cách làm tốt nhất và ít tốn chi phí trong nuôi trồng thủy sản hiện nay .

Bệnh trắng da và đuôi ở cá

Hiện nay, phong trào nuôi các loại cá nước ngọt đang phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn Phú Yên. Tuy nhiên, bệnh cá trắng da và đuôi xuất hiện rải rác ở một số ao hồ, gây thiệt hại cho người nuôi. Chuyên mục Khuyến ngư kỳ này giới thiệu cho bà con cách phát hiện và phòng trừ bệnh này trên cá.

1. Bnh trng đuôi: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.

1.1 Triệu chứng: Phần cuối đuôi của cá xuất hiện một điểm trắng, rồi lan đến vây lưng và vây hậu môn, cuối cùng là bệnh trắng đuôi và xuất hiện xuất huyết, các tia vây, đuôi bị rách nát và cụt dần. Cá bị nhiễm bệnh ăn ít, sau đó dần dần bỏăn. Cá lờđờ, chậm chạp, đuôi cứng dần rồi toàn thân. Cá nằm ngang trên mặt nước, ve vẩy đuôi một cách yếu ớt, sau đó treo đuôi trên mặt nước, đầu cắm xuống đáy, bơi là đà, có khi bất động rồi từ từ chìm xuống đáy ao. Thời gian cá mắc bệnh ngắn, khoảng 2-3 ngày là cá chết.

Phn 1: Sinh hc và k thut trong nuôi trng thu sn XXII. PHÒNG BNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA

1.2 Cách phòng tr: Trong quá trình nuôi cần bổ sung các loại dinh dưỡng cho cá như: VEMEVIT No. 9 cộng với VITAMIN C - ANTISTRESS. Bổ sung vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cá, giúp cá có sức đề kháng tốt, kháng được bệnh, ngoài ra còn giúp cá chịu

đựng được sự thay đổi của môi trường đột ngột. Đồng thời bổ sung thêm PROZYME for fish (men tiêu hoá cho cá) để cho cá dễ tiêu hoá thức ăn, giúp cá mau lớn, ngừa bệnh đường ruột. Dùng Anti paraste hoặc Fresh-Water tắm cho cá. Dùng Vime-Antidisea với liều 100g điều trị

cho 2 tấn cá, hoặc trộn cho 80kg thức ăn. Dùng COLI-NORGENT trộn vào thức ăn cho cá 5-7 ngày theo liều: 1kg thuốc trộn với 250kg thức ăn. Dùng GENTA-COLENRO: 100g thuốc trị

cho 500kg cá, trộn cho 20-25kg thức ăn, cho ăn liên tục 10-14 ngày. Nếu sử dụng thức ăn viên thì hoà tan với nước, lượng vừa phải sau đó xịt đều dung dịch thuốc lên thức ăn viên.

2. Bnh trng da: (còn gọi là bệnh mất nhớt) do vi khuẩn Pseudomonas demoalba gây bệnh cho nhiều loài cá nuôi nước ngọt. Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển, sang cá hoặc do môi trường (nhiệt độ, nước).

2.1 Triệu chứng: Khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt hoặc “treo dâu” ở cá trê. Cá kém ăn hoặc bỏăn. Trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét có nấm ký sinh nên dễ nhầm với bệnh do nấm thuỷ mi. Vây cá bị rách xơ xác hoặc đứt cụt. Bệnh nặng cá chết chìm dưới đáy.

2.2 Cách phòng tr: Phòng bệnh: Dùng Fresh-Water để diệt một số loại ký sinh khác kết hợp trộn Oxytetracylin vào thức ăn cho cá với liều lượng 5g thuốc cho 100kg cá bệnh. Cho cá

ăn liên tục từ 5-7 ngày. Dùng Fresh-Water gói 100g pha cho 60m3 nước tắm cho cá hoặc dùng Anti-parasite tắm cá. Bệnh trắng da có thể lây lan rất nhanh sang các ao khác. Vì thế các ao lân cận ao nhiễm bệnh cũng phải được điều trị với liều 25ppm Fomalin cùng lúc với ao bệnh.

Đồng thời những ống dẫn nước, lưới kéo và những dụng cụ cũng phải được tẩy trùng bằng cách ngâm vào dung dịch Fresh-Water trong ít nhất 1 giờ, sau đó xả nước lại và phơi nắng.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip I. TRNG BÍ XANH TRÁI V

PHN II

SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP

I. TRỒNG BÍ XANH TRÁI VỤ

Trồng bí xanh vụ thu đông dễ làm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một sào bí xanh trái vụ

năng suất 1,2 – 1,5 tấn, giá bán dịp Tết Nguyên đán thường cao, 1.500 – 2.000 đ/kg, cho thu nhập 2 – 3 triệu đồng.

Thời vụ: Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9 – 5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, lúa mùa sớm. Tuy nhiên, nếu gieo trồng sớm từ 1- 20/9 thì sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Bí xanh có 2 giống chủ yếu. Giống bí đanh quả nhỏ hơn (dài 60 – 80cm, trọng lượng 2 – 3kg), quảđặc ít lõi, ăn ngon hơn bí bộp. Bí bộp quả to ngắn hoặc dài, trọng lượng quả lớn 4 – 6kg, nhiều lõi.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt: Ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4 – 6 giờ, đãi sạch nước chua. Trộn lẫn với cát tỷ lệ: 1 hạt/3 – 4 cát, gói kín trong vải xô ủ kín, ngày dấp nước 2 lần, khoảng 1 – 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu nilon.

Làm đất, bón phân, chăm sóc:

-Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủđộng tưới tiêu. Cách ly khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện từ 1- 2km. Với chất thải thành phố ít nhất 200m. Cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m. Không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn là rau an toàn cho người tiêu dùng.

-Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí.

-Kích thước luống bí phụ thuộc vào việc làm giàn cho cây. Nếu có giàn làm luống rộng 1,2 – 1,4m, nếu để bò trên đất mặt luống rộng: 2,7 – 3m.

Lượng phân bón cho 1 sào bí xanh như sau: Phân chuồng hoai mục 6 – 7 tạ, đạm urê 5 – 6kg, kaliclorua 6 – 8kg, supe lân Lâm Thao 12 – 15kg. Đất chua (độ pH <5) bón thêm 20 – 25kg vôi bột khi bừa ngả.

Bà con nông dân ở huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có nhiều kinh nghiệm trồng bí xanh vụ

thu đông cho năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Sao (thôn Thanh Vân, xã Thanh Vân) trồng 2 sào bí xanh vụ thu đông năm 2003 và nhiều hộ nông dân khác trong huyện đạt năng suất 3,5 tấn thu 7 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Sao 1 sào bí bón 1 tấn bùn ao ải + 40kg phân lân vi sinh sông Gianh, 1 kg đạm urê, 3kg kali sunfat. Đạm + lân + bùn ao đem bón lót, kali bón thúc khi cây ra nụ. Cứ 7 – 10 ngày ông phun thêm phân bón qua lá Atonic kết hợp với thuốc trừ bệnh Carbezim hoặc Tilt-super ruộng bí nhà ông rất sai quả và bền cây, lâu tàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)