XÂY DỰNG ĐỒNG CỎ CHĂN NUÔI

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 90)

cho cây dưa, tiết kiệm lượng nước tưới... mà theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì màu bạc của tấm bạt có tác dụng xua đuổi bọ trĩ trưởng thành đến đẻ trứng, sinh con đẻ cái, tích luỹ số lượng gây hại cho cây dưa.

- Dùng thuốc hoá học: phải kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (nhất là từ khi cây ra bông trở đi), chú ý kiểm tra kĩ các đọt non và mặt dưới của những lá non, nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì phải phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc các bạn có thể sử dụng một trong các thuốc như: Confidor 100SL, Regent 800WG Polytrin 440EC, Ofatox 400EC, Selecron 500EC (hoặc 500ND), Cyperan 5EC (hoặc 10EC/25EC), Sherpa 10EC (hoặc 25EC), Visher 25ND, Sevin 85WP...(liều lượng và cách sử dụng các bạn nên đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trên vỏ

bao bì). Để tránh gây áp lực kháng thuốc đối với Bọ trĩ các bạn không nên chỉ sử dụng một loại thuốc mà phải luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc với nhau. Do bọ trĩ nằm sâu bên trong

đọt vì thế nên dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non.

XVIII. XÂY DỰNG ĐỒNG CỎ CHĂN NUÔI

Muốn có đồng cỏ trồng mới, thâm canh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng cỏ, phải tiến hành trồng mới theo các bước sau:

1. Chn ging c:

Cần chọn các giống cỏ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, biện pháp sử dụng và điều kiện canh tác của hộ mình. Một số giống cỏđược trồng phổ biến hiện nay như cỏ Pangola, Ghinê, cỏ

voi đều thích hợp và trồng được ở nhiều nơi, nếu có điều kiện trồng thử trước mỗi giống 200 – 500m2 để theo dõi khả năng thích nghi, đồng thời cũng là để SX giống trồng tiếp sau này.

2. Khai hoang:

Như mọi cây trồng khác, để đồng cỏ sau này dễ gieo trồng, chăm sóc sử dụng bằng máy hay bằng thủ công nên tiến hành khai hoang để giải phóng cỏ dại, tạo mặt bằng. Khi khai hoang chú ý để băng rừng, cây bóng mát theo đường đồng mức để chống xói mòn, kỹ thuật khai hoang nhưđối với mọi cây trồng khác.

3. Làm đất:

Yêu cầu phải sạch cỏ dại, đảm bảo độ sâu, đất tơi xốp, tiêu chuẩn làm đất đạt yêu cầu nhưđể

trồng ngô, khoai lang. Tùy loại đất, thường cày bừa như sau: – Cày vỡ (lần 1), sâu từ 18 – 20cm.

– Bừa (bừa đìa nặng lần 1); bừa 2 lượt chéo nhau. – Cày chéo (lần 2) như lần 1.

– Bừa lần 2: Sâu 0,5 – 0,7m (tùy theo loại cỏ trồng). Nếu không có điều kiện và ở diện tích hẹp có thể cuốc bằng tay hay cày bừa bằng trâu, bò như chuẩn bịđất cho các loại cây màu khác.

4. Thi vđịa đim gieo trng

Thường trồng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Trồng bằng gốc, thân, gieo bằng hạt. Nên gieo trồng vào lúc đất ẩm, trời râm mát hoặc trước và sau cơn mưa càng tốt.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XIX. TRNG C VOI NUÔI BÒ - HP DN NHƯNG…

5. Chun b ging

Trước khi gieo trồng cần chuẩn bị giống trước. Nếu trồng bằng hạt thì thu gom hay mua giống trước. Nếu trồng bằng thân, gốc cần kiểm tra cỏ giống trước để khi làm đất xong rạch hàng,

đào hốđến đâu lấy giống trồng lấp luôn đến đó.

6. Gieo trng

Tùy theo giống cỏ mà rạch hàng cuốc hố dày, thưa khác nhau. Sau đó bón phân theo rạch hoặc hố, phân chuồng hoai mục 10 – 15 tấn/ha trộn đều với 400 – 800kg vôi bột, 150kg phân lân, 100kg Kali, sau đó rải đều theo rạch hoặc bón theo hố. Gieo hoặc trồng hom cỏ (hoặc gốc cỏ) theo rãnh lấp giống bằng đất màu tơi, ẩm, nén chặt (đặt giống đến đâu lấp luôn đến đó).

7. Chăm sóc trong thi gian đồng c thiết lp

Từ khi trồng đến lần thu hoạch đầu tiên gọi là thời gian đồng cỏ thiết lập. Khi đồng cỏđã phát triển tốt che phủ hết đất, cây cỏđã già và độ dày đồng cỏ khá là có thểđưa vào sử dụng trước. Thời gian thiết lập thường từ 3 – 6 tháng, tùy thuộc giống cỏ, chất đất, mùa vụ và điều kiện chăm sóc. Nói chung sau khi trồng từ 20 – 30 ngày cần cuốc xới cỏ dại 1 lần, sau đó bón 50kg

đạm urê/ha (bón theo hàng). Sau 30 ngày nữa lại làm cỏ bón phân đạm lần 2 và lần 3... Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh, hay trâu bò phá, không nên cắt cỏ quá sớm.

XIX. TRỒNG CỎ VOI NUÔI BÒ - HẤP DẪN NHƯNG…

Mô hình trồng cỏ voi nuôi bò đang phát triển mạnh ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, do thiếu vốn

đầu tư nên hiệu quả kinh tế từ mô hình chưa cao. Nếu giải quyết được những khó khăn này, mục tiêu phấn đấu 50 triệu đồng/ha đất canh tác ở Khánh Hòa sẽ trở thành hiện thực.

1. 1ha cỏ nuôi trên 30 con bò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Trung như An Giang, Cần Thơ, Long An, Quảng Ngãi, Bình

Định… phát triển mô hình trồng cỏ voi nuôi bò trên diện tích hàng nghìn ha, đã làm cho nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu. Khánh Hòa phát triển mô hình này quá chậm. Theo anh Võ Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò mới xuất hiện ở Khánh Hòa được hơn 1 năm. Theo anh Thái, cái khó để phát triển đàn bò là phải chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, thứ nhất là đầu ra sản phẩm, sau đó là vốn đầu tư mua bò giống không phải là nhỏ, muốn phát triển đàn bò theo mô hình kinh tế trang trại (KTTT) cũng phải đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên. Tiếp đó mới là thức ăn tươi cho bò. Thấy được những khó khăn này, năm qua, Trung tâm đã mạnh dạn lấy cỏ voi giống ở miền Nam, hướng dẫn kỹ

thuật trồng, chăm sóc, trồng thử nghiệm 2,2 ha cỏ cho các địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Diên Khánh. Kết quả, cỏ phát triển rất tốt, mướt lá, bò ăn cỏ lớn rất nhanh. Anh

Đào Văn Lương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh cho biết: “Huyện trồng thử nghiệm 1 ha cỏ voi, đến khi thu hoạch, năng suất đạt rất cao, cắt mỗi lứa được khoảng 40 tấn. Một năm cỏ voi được cắt từ 8 - 10 lứa, nên trung bình mỗi ha đất trồng cỏ thu hoạch khoảng 350 tấn. Sản lượng cỏ tươi như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt ởđịa phương trong thời gian tới”.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XIX. TRNG C VOI NUÔI BÒ - HP DN NHƯNG…

Hiện nay, tỉnh ta đã có khoảng 100 hộ trồng cỏ voi nuôi bò. Xã Diên Xuân (Diên Khánh) có gần 30 hộ trồng cỏ, gia đình anh Nguyễn Văn Quý trồng nhiều nhất. Do đặc trưng là đất gò

đồi, nguồn nước tưới ít, trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp, gia đình anh quyết

định chuyển trên 3 ha đất xung quanh vườn sang mô hình trồng cỏ voi. Anh cho biết: “Trồng cỏ voi vốn đầu tư rất ít nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, cao hơn nhiều so với trồng lúa nước. Như gia đình tôi, với trên 3 ha đất trồng cỏ, mỗi năm thu về khoảng 1.000 tấn, mà vốn đầu tư

chưa đến 1 triệu đồng tiền phân bón. 1 ha đất trồng cỏ có thể nuôi trên 30 con bò. Tính ra, cánh đồng cỏ của tôi có thể nuôi một lúc trên 100 con bò. Năm qua, do vốn đầu tư ít, chưa

đến 200 triệu đồng, gia đình tôi chỉ mua được 20 con bò, trong đó 18 con là bò cái. Hiện nay, số bò cái của tôi đã có chửa, chuẩn bị đẻ 5 con. Nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm, tôi sẽ có 18 con bê con, thu lãi trên 40 triệu đồng”.

2. Trồng cỏđể phát triển đàn bò

Theo số liệu thống kê, năm 1990, tổng đàn bò toàn tỉnh là 59.151 con, nhưng đến năm 2001

đã giảm đáng kể, chỉ còn 46.795 con. Vì sao tổng đàn bò trong tỉnh ngày càng giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị truờng ngày càng tăng? Anh Võ Ngọc Thái cho biết, do cơ

giới hóa nông nghiệp nên số lượng đàn trâu bò dùng cho cày kéo ngày càng giảm đi. Hơn nữa, kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, từđó ngành chăn nuôi đại gia súc cũng phát triển theo hướng nuôi lấy thịt thay vì nuôi để sử dụng cho cày kéo. Ngoài ra, việc mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển một phần đất nông nghiệp sang mục đích khác nên diện tích đồng cỏ để chăn nuôi trâu bò ngày càng bị thu hẹp. Qua khảo sát ở Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Ranh, do nguồn cỏ

tự nhiên và phụ phẩm trồng trọt sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò ngày càng khó khăn nên phần lớn người dân có xu hướng nuôi bò lai Sind nhiều hơn là nuôi bò lấy thịt. Vậy là, nguồn cỏ tươi đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn bò. Khánh Hòa rất có điều kiện trong việc phát triển các đồng cỏ để nuôi bò trên những khu vực đất bạc màu, đất xấu, khó canh tác. Nếu chăn nuôi bò tốt, 1 ha đất canh tác mỗi năm lãi ròng không dưới 50 triệu đồng. Các chủ trang trại cho rằng, trồng cỏ voi nuôi bò hiệu quả hơn trồng lúa, tính ra 1 ha lúa thâm canh 3 vụ, với năng suất khoảng 60 tạ/ha, giá lúa thị trường 1.200 đồng/kg, người sản xuất giỏi lắm thu lãi khoảng 10 triệu đồng. Biết vậy, nhưng nhiều chủ trang trại đành bó tay, chỉ vì một

điều duy nhất là họ thiếu vốn. Nhiều chủ trang trại cho biết hiện nay vốn đầu tư phát triển KTTT rất lớn. Ngoài tiền thuê, mua đất với diện tích lớn, họ còn phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cây trồng vật nuôi khác, do vậy ít nhất cũng phải tốn hết vài trăm triệu đồng tiền đầu tư. Chính từ những lý do này, nhiều chủ trang trại chưa mạnh dạn trồng cỏ nuôi bò. Còn các hộ chuyên trồng cỏ voi nuôi bò thì sao? Trồng cỏ rất dễ, nhưng để có vốn nuôi bò khoảng vài chục con thì khó quá! Vốn vay từ ngân hàng ít, không thấm vào đâu, nên phát triển đàn bò chủ yếu là vốn tự có. Giá bò đang cao, hiện mỗi con bò đẻ, bò đến tuổi trưởng thành giá khoảng 8 - 10 triệu đồng. Vốn đầu tư hạn hẹp, do vậy các hộ trồng cỏ nuôi bò lấy phương châm “lấy ngắn nuôi dài” là chính.

Trồng cỏ voi nuôi bò đang có xu hướng phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các chủ trang trại vay vốn trung và dài hạn để

phát triển đàn bò là vấn đề hết sức cấp bách. Nếu giải quyết được những vấn đề này, từ mô hình trồng cỏ voi nuôi bò, không xa, con đường 50 triệu đồng/ha đất canh tác sẽ nằm trong tầm tay của bà con nông dân.

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XX. KHC PHC ĐU ĐỦ B CHT DO MƯA ÚNG.

XX. KHẮC PHỤC ĐU ĐỦ BỊ CHẾT DO MƯA ÚNG

Do đặc điểm của cây đu đủ là ngoài một số rễ cốđịnh, đu đủ không có rễ cái, rễ cốđịnh có tác dụng giữ cho cây vững chắc, có vai trò thay cho rễ cái, rễ thường không ăn sâu lắm, sâu nhất chỉ

khoảng 0,8 – 1m, còn lại hầu hết là rễ hút, rễ hút được rải đều dày đặc ở tầng mặt đất từ 10 – 30cm, rễ hút rất nhỏ, trên rễ mang rất nhiều lông hút làm nhiệm vụ hút nước, hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, rễđu đủ rất mềm, dòn và rất yếu. Do vậy khi bị ngập úng rễ rất dễ bị thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Nếu cây bị úng nước kéo dài có thể bị chết.

Nhìn chung, nếu trong đất trồng đu đủ mà thừa nước, cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

Đào mương rộng, để có đủđất đắp lên luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60 – 70cm, thiết kế mặt luống hình mui luyện, xây dựng hệ thống thoát nước, không để nước đọng trong vườn khi có mưa lớn và kéo dài. Ở những nơi thường bịảnh hưởng lũ lụt hàng năm phải lên luống thật cao, không đểđu đủ ngập úng trong mùa lũ lụt, xây dựng tường rào, bờ bao xung quanh vườn để chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Không nên đi lại nhiều trong vườn trồng đu đủ đang bị ngập nước. Một số nơi thường bị úng ngập hàng năm, một số nhà vườn có kinh nghiệm ươm cây đu đủ trên bầu, trên sọt khi nước lũ rút, đất khô thì bắt đầu trồng nơi cốđịnh, đu đủ sẽ cho thu hoạch gần một năm khi lũ về thì phá bỏ, rồi trồng lại khi nước rút.

Đu đủ là một trong những cây sợ úng nước nhất trong các loại cây ăn trái. Vì vậy trước khi trồng cần có biện pháp khắc phục như trên.

XXI. BÍ QUYẾT TRỒNG ĐU ĐỦ THU 6– 7 TRIỆU ĐỒNG/SÀO, NĂM

Anh Nguyễn Văn Minh thôn Song Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Tây) trồng đu

đủ giỏi, cho thu nhập cao. Từ 2 sào đu đủ giống Đài Loan trồng tháng 11 năm ngoái, hiện nay gia

đình anh đã thu được 8 triệu đồng, dự kiến thu hết sẽ có khoảng 12 triệu đồng. Tính ra trồng 1 sào

đu đủ mỗi năm cho thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng, tương đương 160-180 triệu đồng/ha/năm. Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm trồng đu đủđể sản xuất hàng hóa lớn, anh Minh cho hay: Cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đu đủ dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, rất sai quả, dễ bán. Tuy nhiên, đu đủ rất mẫn cảm với 2 loại bệnh khó trị là bệnh khảm xoăn lá do virút và bệnh thối rễ do nấm mà đến hiện nay chưa có cách gì chữa trị. Vì vậy, biện pháp tích cực nhất là nên trồng bằng các giống đu đủ lai F1 của Đài Loan, Thái Lan, Mỹ... như giống Hồng Phi, giống Trạng Nguyên... vừa cho năng suất cao, thu hoạch ngay trong vòng một năm rồi phá bỏ và chuyển sang trồng nơi đất mới để tránh nguồn bệnh lây lan.

Mặt khác, khác với đất vùng đồi, đất các chân ruộng cao, đất ruộng lúa thường thấp, mực nước ngầm cao, độẩm đất thường lớn, do đó cần lên liếp cao hoặc đắp các mô, ụđất cao để

trồng, nhằm hạn chế bệnh thối rễ làm chết hàng loạt cây. Trên những kinh nghiệm đó hàng năm anh Minh chỉ trồng khoảng 2 sào trên nền đất ruộng đã được đắp mô cao.

Thu hoạch xong anh lại phá bỏ trồng lại cây trồng khác để cải tạo và chuyển trồng đu đủ sang ruộng khác nên vườn đu đủ nhà anh hầu như ít bị sâu bệnh gây hại. Mỗi sào anh trồng từ 70- 80 cây với khoảng cách: Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m, được đắp mô cao 40-50cm,

Phn II: Sinh hc và kĩ thut trng cây nông nghip XXII. K THUT TRNG BƯỞI

phân chuồng hoai mục, phân rác, phân vi sinh và phân lân để bón lót trước khi trồng. Đu đủ đòi hỏi thâm canh cao, ít phân bón hay bị hạn là giảm sản lượng ngay, do đó cần tăng cường bón thúc và tưới nước, nhất là sau các đợt thu quả rộ. Cây giống được gieo ươm trong bầu vừa chủđộng được thời vụ, vừa chọn lựa được những cây giống tốt, khỏe mạnh.

Về thời vụ thì tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, khả năng thị trường mà bố trí trồng cho phù hợp. Chỉ 4-6 tháng sau khi gieo hạt là cây ra hoa, kết trái; 3-4 tháng nữa là cho thu hoạch và cho thu hoạch liên tục hầu như quanh năm. Đu đủ có thể trồng được nhiều thời vụ: Trồng tháng 9-10 để thu quả từ tháng 5, thu rộ nhất tháng 7-8-9. Trồng tháng 3-4 để thu quả từ tháng

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn kĩ thuật trong nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.pdf (Trang 90)