Cá nuôi : Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 - 15 ngày đùa ao 1 lần, đề phòng cá bị bệnh, khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá.
Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm, cần cho cá ăn thuốc Triên Ðắc 1 của Trung Quốc mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần dùng 10 gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín cho 50 kg cá ăn cho 3 ngày liền đề phòng cá mắc bệnh.
Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sử dụng thuốc Triên Ðắc 50g trộn với thức ăn là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền.
4.3 Thu hoạch :
Cá nuôi được 6 - 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách :
- Ðánh tỉa - Thả bù : Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với trắm 150 - 200 g/con; trôi 15 - 20 cm/con.
Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá giống để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa 2 năm tát cạn thu hoạch và tẩy dọn vệ sinh ao. - Thu hoạch hằng năm : Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 - 2 kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.
XXII. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
1. Ao nuôi cá
Ao nuôi cá nước tĩnh nên có diện tích từ 100 mét vuông trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 đến 1,5 mét nước và có một lớp bùn dày từ 15 đến 25cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 đến 0,5 mét, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Ðối với các hộ chưa có ao, muốn đào ao nuôi cá thì trước khi đào ao phải chọn vị trí thật tốt,
đảm bảo chất đất không bị chua, gần nguồn nước sạch, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá. Ao nên đào hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi chiều rộng), diện tích từ 100 đến 1000 mét vuông. Ao nên gần nhà để dễ chăm sóc và quản lý, gần đường giao thông để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch.
Tẩy dọn ao gồm các bước:
- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.
- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải
đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.
- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản XX. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH • Cá mè trắng(Cá sống ở tầng mặt giữa) • cá trắm cỏ (cá sống ở tầng giữa) • cá mè vinh (cá sống ở tầng giữa, tầng đáy) • cá rô hu (cá sống ở tầng giữa) • Cá chép (cá sống ở tầng đáy) • cá Mrigal(cá sống ở tầng đáy)
2. Các loài cá thích hợp nuôi ao nước tĩnh
Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước tĩnh là những loài cá có tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua việc bón phân) và ăn các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám từ sản phẩm nông nghiệp. Một sốđặc điểm của các loài cá ao
* Cá trắm cỏ
Cá sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non, cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).
* Cá mè trắng
Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, cá ăn thực vật phù du là chính. Nuôi cá mè nên bón phân vào ao là để thực vật phù du phát triển. Cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như : cám gạo, cám ngô, bột mỳ, bột sắn, bột đậu tương. Cá mè trắng thường nuôi ghép với các loài cá khác trong ao. Nuôi từ 10 đến 12 tháng có thểđạt trọng lượng từ 0,5 - 1 kg mỗi con.
* Cá chép
Cá sống ở tầng đáy, ăn động vật đáy như các loại giun, ấu trùng muỗi, tôm lột xác là chính. Tuy nhiên cá có thể ăn các dạng hạt như ngô, đậu, thóc đã nấu chín. Cá tự đẻ trong ao. Cá nuôi sau 1 năm đạt 0,3 - 0,5 kg/con.
* Cá rô phi
Cá sống ở tầng giữa, tầng đáy, là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà. Cá cũng ăn các loại bèo tấm, bèo dâu và tinh bột các loại. Cá nuôi sau 1 năm đạt 0,3 - 0,5 kg/con. Cá rô phi thường bị chết rét ở nhiệt độ dưới 12 độ, nên ao nuôi có cá rô phi cần giữ mức nước trên 1 mét trong các tháng mùa đông.
* Cá mè vinh
Cá ăn tạp nhưng ngả về các loại rau, bèo, cỏ non. Cá nuôi sau 1 năm đạt trọng lượng từ 0,2 - 0,5 kg mỗi con.
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản XX. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
Cá sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ là chính. Cá có thểăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột (cám gạo, cám ngô, bột sắn ), cá nuôi sau 10 đến 12 tháng có thểđạt trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg mỗi con.
3. Thả cá giống
- Có 2 thời kỳ thả cá giống : Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3; Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
- Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh. Riêng vùng lạnh như sìn Hồ càng phải thả cá giống lớn hơn.
- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông.
Tỷ lệ thả ghép các loài cá trong ao như sau : Trong 100 cá thì có :
Loại cá thả Số cá thả
(con)
Cỡ cá thả
(cm)
Trắm cỏ 25 đến 30 15 đến 20
Trôi ấn độ hay Mrigan 20 đến 25 8 đến 10
Cá chép 5 đến 10 6 đến 8
Cá mè trắng 15 đến 25 8 đến 10
Cá rô phi hoặc mè vinh 15 đến 20 4 đến 6
4. Quản lý - chăm sóc ao
4.1 Thức ăn, phân bón cho ao nước tĩnh :
Sử dụng thức ăn, phân bón trong ao nuôi cá hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao. Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô, các loại bột sắn, bột mỳ, bột đậu tương. Lượng thức ăn hằng ngày cho 100 cá giống trong 2 tháng đầu từ 0,3 đến 0,5 kg, các tháng sau tăng dần. Ðối với cá trắm cỏ thì cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày. Hằng tuần cần bón từ 10 đến 15 kg phân chuồng cho 100 mét vuông ao.
4.2 Quản lý ao :
- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.
- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản XXI. CHỐNG RÉT CHO CÁ
5. Thu hoạch
- Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn đểăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).
- Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ
nuôi sau.
XXI. CHỐNG RÉT CHO CÁ
Mùa đông miền bắc nhiệt độ thường xuống rất thấp, trời rét kéo dài sẽ khiến cho một số giống cá, tôm chịu rét kém như: rô phi, chim trắng, tôm càng xanh... chết hàng loạt. Để khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu một số biện pháp chống rét cho cá, tôm dưới đây.
1. Chống rét giữ giống qua đông
Để chuẩn bị cá, tôm giống cho vụđông xuân, việc chống rét bảo vệ tôm, cá giống qua đông là rất quan trọng. Ngay từ tháng 7 - 8, các trại cá, tôm giống nước ngọt phải tiến hành cho đẻ
nhân tạo đợt cuối. Sau đó, lấy cá bột ương thành cá hương, cá giống càng to càng tốt, tiến hành chống rét giữ giống bằng hai cách:
- Những trại cá, tôm giống có hệ thống nhiệt cần chuẩn bị tẩy dọn các bể ương. Đến cuối tháng 1 đầu tháng 12, bắt cá hương, cá giống rô phi, tôm càng xanh, cá chim trắng ương dưới ao lên, đưa vào bể nang nhiệt giữ cá tôm ở nhiệt độ từ 22 - 250C với mật độ dày và có sục ô xy. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 có thể đem cá, tôm giống ra nhân nuôi hoặc bán cho dân nuôi tôm, cá thương phẩm.
- Những nơi không có điều kiện nâng nhiệt độ thì vào cuối tháng 10 cần tiến hành chọn lại cá giống bố mẹ, sau đó đưa sang nuôi tại ao giữ nước, kín gió, có độ sâu từ 1,2 - 1,5 m đã được tẩy dọn sạch. Đối với cá rô phi và cá chim trắng phải tích cực cho ăn để cá béo và có thể
chống rét tháng 11 và 12. Dùng các sọt rơm cắm chìm xuống đáy ao nơi sâu nhất để cá chui vào tránh rét. Trên mặt nước nên thả kín bèo về phía bắc, ngoài ra, có thể dùng nylon phủ kín mặt ao để chống rét cho cá, tôm.
2. Chống rét cho cá thịt
Tháng 11 và 12 hằng năm, sau khi tiến hành thu hoạch, cần chọn lại các loại tôm càng xanh, cá rô phi, cá chim trắng chưa đủ cỡ thu hoạch để tiến hành chống rét và nuôi tiếp. Cần chọn một ao có diện tích khoảng 1 sào, độ sâu từ 1,2 - 1,5m, kín gió, có nguồn nước bơm vào khi trời rét được dọn vệ sinh sạch sẽ. Đưa cá, tôm giống đã được chọn lựa vào ao nuôi với mật độ
2 - 4 con/m, tiếp tục cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, thức ăn tinh vào những ngày ấm để cá tăng khả năng chịu rét. Dùng sọt đựng rơm thả xuống đáy ao để cá, tôm chui vào trú đông. Trên mặt ao thả bèo kín 1/2 ao về phía bắc, nếu có điều kiện có thể dùng nylon phủ kín mặt ao. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3, đưa cá, tôm này ra thả vào ao nuôi sẽ rất nhanh lớn.
Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản XXI. CHỐNG RÉT CHO CÁ
Hiện nay, phong trào nuôi cá rô phi, cá chim trắng, tôm càng xanh hàng hóa phục vụ xuất khẩu ở miền bắc đang ngày một tăng mạnh. Tuy nhiên vấn đề giữ giống và chống rét cho các loại cá, tôm chịu rét kém này lại rất nan giải. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp chống rét như trên sẽ giúp nông dân an tâm trong việc giữ giống và chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng đầu năm đạt năng suất cao.
Để giúp bà con nông dân, ngư dân tham khảo, thực hiện việc chống rét cho cá. Xin giới thiệu kỹ thuật chống rét cho cá tôm, nhất là cá rô phi đơn tính phục vụ cho nuôi xuất khẩu vào
đầu năm 2004.
2.1 Chọn và chuẩn bị ao nuôi
– Ao chống rét cho cá tôm những tháng mùa đông cần chọn ao kín gió, có diện tích từ 1 –2 sào, nằm ngang với hướng gió bắc, đất pha cát ao sâu từ 1,3 – 1,4m đáy ít bùn. Có nguồn nước sông ngòi sạch, cấp và thoát nước dễ dàng.
Tháng 10, tháng 11 hàng năm tát hết nước, bắt hết cá tạp: Cá rô, cá quả, dọn sạch cây cỏ ven bờ, bốc bùn lấp hết hang hốc, dùng 50 – 60kg vôi bột/sào, rắc khắp ao để phơi nắng 1 –2 ngày, diệt hết côn trùng gây bệnh cho cá, bón lót 150–200kg phân/sào ao. Tháo nước vào sâu 1,2 – 1,3m để sau 7 – 10 ngày thả cá giống vào nuôi.
2.2 Thả giống và nuôi chống rét
– Cá tôm phải chống rét là các giống cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, tôm càng xanh là những giống mới nhập về nuôi ở Việt Nam. Khả năng chịu rét còn kém khi nhiệt độ xuống 8 – 120C kéo dài, cá không chịu nổi sẽ chết.
– Các loại cá, tôm trên một số nhập về chậm nuôi ương còn nhỏ, một số cho đẻ vụ thu cá mới ương, một số loài cá nuôi thịt chưa đạt yêu cầu xuất khẩu đều được chọn đưa vào ao nuôi chống rét. – Cá đưa vào ao nuôi phải được tuyển chọn những con khỏe mạnh, đều con không xây sát, bệnh tật để tránh cá mắc bệnh trước khi thả, cá được tắm nước muối 3 phần nghìn trong 2 – 3 phút. – Đối tượng nuôi: Chủ yếu là cá rô phi đơn tính, cá chim trắng. Mật độ thả với cỡ cá 300 – 400 con/kg thì thả 5.000 – 10.000 con/sào Bắc bộ. Thời gian thả vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Thả
chủ yếu là cá rô phi đơn tính 70%, còn 30% cá chim trắng. Nếu cá to thì mật độ thả thưa hơn.
2.3 Chống rét và chăm sóc cá
– Để chống rét cho cá có thể áp dụng 2 phương pháp:
+ Che ao bằng nilon, cá đưa vào ao chống rét vẫn chăm sóc cho ăn bình thường bằng cám Con cò theo định kỳ vào sáng và chiều theo quy trình nuôi cho cá béo khỏe tăng khả năng chống rét. Sang tháng 12, tháng 1 trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao che phủ nilon kín
để tăng khả năng giữ nhiệt độ cho ao. Dưới ao bơm nước sâu từ 1,4 – 1,5m. Mặt ao thả bèo tây 2/3 sao về phía bắc chắn gió bắc.
+ Làm sọt cho cá tránh rét. Các ao chống rét cho cá tạo một góc ao về phía bắc sâu, dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt cắm cọc dìm xuống đáy ao, lúc trời rét cá chui vào tránh rét trên mặt ao thả 2/3 bèo tây về