- Việc thực hiệ n: Công ty áp dụng phương thức đánh giá là trưởng các bộ
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẬP ĐOÀN
3.3.6. Hoàn thiện công tác đánh giá trong toàn công ty.
Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động đòi hỏi các cán bộ chủ chốt của công ty phải tiến hành đánh giá đúng năng lực nhân viên của mình một cách có quy mô, chính xác thì mới nắm bắt được tình hình thực tế của từng cán bộ công nhân viên của mình về trình độ chuyên môn, năng lực, hiểu biết, ý thức trách nhiệm. Từ đó mới có cơ sở khoa học bố trí nhân lực một cách hợp lý, hiệu quả và lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho công ty.
Về công tác đánh giá, công ty đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cho toàn bộ nhân viên trong công ty, nhân viên cấp dưới do trưởng các bộ phận đánh giá, trưởng các bộ phận trở lên do Ban giám đốc đánh giá. Điều này giúp cho công tác quản lý nhân lực một cách tích cực trong việc bố trí sắp xếp nguồn nhân lực, khen thưởng những người tốt, những người có năng lực thực sự, loại bỏ hay thay đổi vị trí những người yếu kém, những người không tốt. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, nhân viên chưa hiểu hết được mục đích và tác dụng của việc đánh giá, khi đánh giá nhận xét thường theo cảm tính chung chung nên công tác đánh giá chưa được chính xác và công bằng.
Vì vậy người quản lý cần phải phổ biến rộng rãi trong toàn thể công ty mục đích và tác dụng của công tác đánh giá thành tích nhân viên, trao đổi với họ về các chỉ tiêu đánh giá cụ thể và các việc cần làm.
Để hoàn thiện công tác đánh giá trong toàn bộ công ty từ nhân viên đến ban lãnh đạo, công ty không nên chỉ đưa ra các chỉ tiêu đánh giá nhân viên mà cần phải bổ sung đề ra các chỉ tiêu đánh giá cho các giám sát viên, trưởng các bộ phận, giám đốc, những người chỉ huy lãnh đạo.
Việc đánh giá những người quản lý lãnh đạo trong công ty có thể sử dụng những chỉ tiêu sau:
- Giao tiếp xã hôi.
- Năng lực lãnh đạo : Vừa giỏi hoạch định, vừa giỏi ý trí quyết tâm tổ chức thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.
- Đầu óc tổ chức. - Óc sư phạm.
- Óc nghiên cứu tìm tòi cải tiến. - Nghị lực uy tín.
- Óc phán đoán suy xét. - Tính năng động nhiệt tình. - Khả năng viết, diễn đạt.
- Tính độc lập suy nghĩ không phụ thuộc, làm chủ mình trên thị trường. - Công bằng, vô tư, không thiên vị ích kỷ.
- Sự chín chắn không khoe khoang phô trương.
- Tinh thần trách nhiệm chung, tự giác nhận trách nhiệm.
- Kết quả lao động kinh doanh của tập thể do người đó lãnh đạo. - Trình độ ngoại ngữ.
- Sự am hiểu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mà mình quản lý. - Biết tạo động lực làm việc.
- Có nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. - Luôn hướng tới kết quả công việc.
- Có nhu cầu về địa vị, quyền lực, có thu nhập cao và nhu cầu an toàn, nhu cầu phục vụ…
Từng chỉ tiêu này có thể chia thành thang bậc đánh giá khác nhau, chẳng hạn: kém, trung bình, khá, tốt, xuất sắc.
Dựa trên những chỉ tiêu đánh giá này công ty có thể sáng suốt lựa chọn những người giám sát, lãnh đạo tốt công việc để bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng nhằm thực hiện tốt công việc để đạt được mục đích mà công ty đã đề ra.