Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.doc (Trang 44 - 46)

- Phân công lao động chuyên nghề: Là kiêm các chức năng trong sản xuất từng nghề như trong sản xuất Bưu chính – PHBC nhưng chưa đủ mức để phân công chuyên

2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, công tác phát triển nguồn nhân lực của BĐT tỉnh Thanh Hóa đặc biệt được chú trọng. Là một trong những mục đích để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng phục vụ tốt khách hàng, BĐT Thanh hóa luôn chủ động phát huy nội lực, chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ cao, chủ động lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độc ho cán bộ công nhân viên qua đó nâng cao chất lượng công việc. Phát huy tốt nội lực - làm cho doanh nghiệp, người lao động có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, qua đó tạo nên sự gắn bó chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, người lao động luôn yên tâm để chú trọng sản xuất, phục vụ khách hàng.

Do sự thay đổi nhanh chóng của khoa học Công nghệ, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi nhiều dịch vụ mới, sự đầu tư trang thiết bị mới hiện đại yêu cầu đội ngũ lao động phải cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề mới có thể hoàn thành công việc. Để phát triển nguồn nhân lực, BĐT Thanh Hóa đã thực hiện biện pháp: Nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Năng lực làm việc thông qua công tác đào tạo: BĐT Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Việt Nam, rất chú trọng công tác đào tạo phát triển đội ngũ lao động của mình. Nếu như tuyển mới hàng năm bổ sung một lực lượng lao động có thể đáp ứng được những nhu cầu trước mắt thì đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; mặt khác giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng lao động trong tương lai. Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao.

* Các hình thức đào tạo đang được áp dụng tại BĐT Thanh Hóa:

- Đào tạo Cao đẳng, Đại học, sau Đại học: gồm cả chính quy tập trung và tại chức tại Học viện Công nghệ BCVT hoặc các trường ngoài ngành.

- Đào tạo trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy tập trung, đối tượng là cán bộ công nhân viên trong ngành và học sinh phổ thông.

- Đào tạo công nhân: Đối tượng là học sinh phổ thông

- Đào tạo từ xa: Chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Tổng Công ty do Trung tâm đào tạo BCVT 1 tổ chức thông qua hệ thống truyền dẫn, hội nghị truyền hình.

* Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở BĐT Thanh Hóa

- Xác định nhu cầu đào tạo: Hàng năm, dựa vào nhu cầu đào tạo của đơn vị trực thuộc gửi lên, BĐT xây dựng kế hoạch đào tạo những ngành, nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, kế hoạch mở các dịch vụ mới,... trình Tổng Công ty.

- Đối với đào tạo tại các cơ sở đào tạo: Chọn người cử đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của BĐT, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết. Khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. BĐT Thanh Hóa có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công bằng và dân chủ. Giám đốc BĐT ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo.

* Điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo:

- Đối với đào tạo tập trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn: Đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì phải đảm bảo đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành; Phải thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động, hàng năm đều đạt lao động giỏi; Đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo, phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo.

- Đối với người dự tuyển sau đại học: Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với đối tượng đào tạo đại học còn cần các tiêu chuẩn sau:

Một là, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo tại quy chế tuyển sinh sau đại học.

Hai là, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký thi 3 năm trở lên.

Ba là, bằng tốt nghiệp đại học xếp loại khá đúng chuyên ngành đào tạo.

Bốn là, với người mới tốt nghiệp đại học có bằng xếp loại giỏi trở lên.

Năm là, với những người có bằng đại học xếp loại trung bình muốn được tuyển sau đại học phải có sáng kiến cải tiến hoặc có công trình nghiên cứu khoa học được công nhận từ cấp BĐT trở lên.

Trong những năm qua BĐT Thanh Hóa đã cử một số cán bộ có đủ trình độ đi đào tạo Cao học, đã có 8 người tốt nghiệp.

- Đối với đào tạo tại chỗ: Theo hình thức này, nhân viên học tập kỹ năng làm việc mới thông qua việc quan sát đồng nghiệp hoặc cấp trên thực hiện công việc và cố gắng làm theo. Hình thức đào tạo tại chỗ rất thích hợp cho việc đào tạo nhân viên mới

* Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo: Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước một, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học. Để đánh giá, đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w