Việc thi nâng ngạch bậc chức danh viên chức chuyên môn nghiệp vụ và thi nâng bậc đối với lao động được tổ chức đều đặn mỗi năm 1 lần Để nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.doc (Trang 74 - 79)

nâng bậc đối với lao động được tổ chức đều đặn mỗi năm 1 lần. Để nâng cao trình độ CNVC trong việc nâng cao tay nghề, nghiệp vụ phục vụ có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Thưởng đối với CBCNVC, làm cho việc khen thưởng thực sự gắn kết người lao động đối với đơn vị, công nhận và thưởng xứng đáng đối với năng lực và mức độ cống hiến của người lao động. Xây dựng quy chế khen thưởng, quỹ khen thưởng, Hội đồng thi đua khen thưởng. Một trong những chính sách khen thưởng mà Bưu điện tỉnh cần đặc biệt quan tâm đó là tiền lương. Tiền thưởng là một yếu tố vật chất quan trọng có tác động thúc đẩy người lao động làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm và không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu suất công việc. Tại Bưu điện tỉnh có thể xem xét và áp dụng hình thức thưởng sau đây:

+ Thưởng đạt trên mức chất lượng tiêu chuẩn, hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Để đạt được hiệu quả về tâm lý Bưu điện tỉnh Thanh Hóa nên chú trọng các yếu tố: - Tạo ra nét văn hóa riêng của Bưu điện tỉnh bằng nhiều hình thức. Bưu điện tỉnh xây dựng phòng truyền thống, xây dựng phong cách phục vụ riêng, xây dựng những quy định riêng trong xử lý công việc, thậm chí cần có những biểu tượng, màu sắc đặc trưng cho Bưu điện tỉnh.

- Nâng cao và cải thiện hơn nữa các điều kiện phục vụ nơi làm việc, tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động, do đó phát huy được hết mọi tiềm năng của riêng mình.

- Tạo điều kiện để người lao động tham gia đóng góp ý kiến nhằm giải quyết những vướng mắc trong công việc bằng hình thức như duy trì hộp thư góp ý kiến.

3.2.7. Xây dựng chế độ thưởng, phạt phù hợp

* Khen thưởng:

cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch của từng đơn vị, điều này đã làm cho các đơn vị trực thuộc mất tính chủ động trong công tác khen thưởng của mình. Vì vậy ở cấp đơn vị trực thuộc là nên để các đơn vị quyết định. Bưu điện tỉnh chỉ nên có các văn bản hướng dẫn và quy chế cho các đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện khen thưởng.

- Xác định tỷ lệ khen thưởng hợp lý, Bưu điện tỉnh nên có một quy định cụ thể về tỷ lệ khen thưởng đối với từng phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh tỷ lệ này cần căn cứ vào thành tích và kết quả đánh giá thành tích công tác tháng mà các đơn vị, phòng đạt được, cân đối với mức tăng năng suất lao động bình quân đầu người, số lao động hiện có trong đơn vị, với sự đầu tư công nghệ hiện đại như: máy móc thiết bị, chi phí đào tạo cho các đơn vị nhằm tránh xu hướng bình quân và hình thức trong khen thưởng, thực hiện được tốt sẽ giúp tạo động lực kích thích người lao động cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để được vinh dự nhận các danh hiệu thi đua khen thưởng.

- Lựa chọn tập thể, các cá nhân xứng đáng được khen thưởng: Việc lựa chọn tập thể, cá nhân được khen thưởng cần căn cứ vào kết quả đánh giá thành tích công tác tháng và phải được bình bầu công khai dân chủ, công bằng trước tập thể người lao động và được Hội đồng thi đua các cấp xét duyệt, việc bình bầu có thể thực hiện qua bỏ phiếu kín để đảm bảo tính khách quan.

* Hình thức kỷ luật:

- Kỷ luật và thi hành kỷ luật là những khía cạnh rất quan trọng trong quan hệ nhân sự. Thi hành kỷ luật bao gồm hình phạt một nhân viên không đáp ứng những tiêu chuẩn đã quy định trong Bộ Luật lao động và nội quy lao động, mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo rằng hành vi của nhân viên là phù hợp với quy định của Bưu điện tỉnh, tuy nhiên đây thường không phải là một giải pháp tối ưu, nó chỉ có lợi cho Bưu điện tỉnh nếu được áp dụng một cách phù hợp và bình đẳng, thi hành kỷ luật đúng lúc, đúng cách sẽ giúp cho nhân viên có ý thức tổ chức kỷ luật hơn, có năng suất lao động hơn, vì thế có lợi cho cả người lao động và Bưu điện tỉnh.

* Trong thời gian tới muốn công tác kỷ luật trong đơn vị tổ chức có hiệu quả hơn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xây dựng hệ thống kỷ luật một cách rõ ràng, hợp lý và cụ thể phải quy định rõ trách nhiệm của người có liên quan đến kỷ luật lao động (Hội đồng kỷ luật Bưu điện tỉnh)

- Phải thông tin đầy đủ kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao động đến người lao động.

- Trước khi kỷ luật người lao động cần phải tiến hành điều tra, xác minh chứng minh được các vi phạm, mức độ vi phạm của người lao động và quyết định một cách phù hợp nhất là hình thức kỷ luật tương ứng như: Nhắc nhở, khiến trách, cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, thuyên chuyển công tác, đình chỉ công tác, sa thải. Sa thải là hình phạt nặng nhất, nó không chỉ gây thương tổn cho chính người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến danh dự và vật chất của gia đình, do vậy cần phải áp dụng một cách thận trọng.

- Nếu đơn vị có lao động vi phạm kỷ luật lao động cần tiến hành các bước:

a. Phỏng vấn kỷ luật: Đây là công việc phải thực hiện trước khi đề xuất một hình thức kỷ luật nào đó với người lao động, để cuộc phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, hình thức kỷ luật nào đó với người lao động, để cuộc phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, thì người quản lý cần chuẩn bị cuộc phỏng vấn một cách chu đáo, người lao động có quyền giải thích, bào chữa hoặc thuê luật sư bào chữa cho hành vi của mình.

b. Lựa chọn biện pháp kỷ luật: Với thông tin về vi phạm kỷ luật thu nhập được trước và sau cuộc phỏng vấn kỷ luật, nhà quản lý cần đối chiếu với quy định về kỷ luật trước và sau cuộc phỏng vấn kỷ luật, nhà quản lý cần đối chiếu với quy định về kỷ luật lao động của đơn vị để ra hình thức kỷ luật phù hợp nhất.

c. Thực hiện các biện pháp kỷ luật.

d. Đánh giá việc thi hành kỷ luật: việc này giúp cho tổ chức nhìn nhận lại chính các quyết định về thi hành kỷ luật đã được ban hành. Tính khả thi của các biện pháp, từ các quyết định về thi hành kỷ luật đã được ban hành. Tính khả thi của các biện pháp, từ đó tổ chức ra được các hướng tốt hơn để phòng ngừa và giải quyết các vi phạm phát sinh trong tương lai và để củng cố kỷ luật lao động trong đơn vị mình.

* Các hình thức thưởng phạt cần phải được tiến hành thương nghị tập thể với Công đoàn và sự có mặt của đại diện người lao động phải được thực hiện một cách công bằng, minh bạch, khách quan, nhằm khuyến khích người lao động chấp hành tốt các quy định của Bưu điện tỉnh (Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và các văn bản của

Nhà nước về khen thưởng, kỷ luật) nhằm tạo động lực cho người lao động chấp hành tốt ý thức tổ chức, kỷ luật, tích cực làm việc nâng cao năng suất lao động.

3.2.8. Bảo đảm quan hệ nhân sự trong đơn vị

- Để đảm bảo các quan hệ nhân sự trong đơn vị, lãnh đạo Bưu điện tỉnh căn cứ vào các quy định, các quy chế về quản trị nhân sự của Nhà nước, của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã xây dựng, từ đó hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy định, quy chế nội bộ của BĐT, đó là:

- Thỏa ước lao động tập thể.

- Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể, cá nhân.

- Quy chế tuyển dụng lao động vào làm việc tại Bưu điện tỉnh. - Quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước.

- Quy định thi nâng bậc nghề.

- Quy định về việc tạo lập và sử dụng quỹ CSXH. - Quy định chế độ khen thưởng thi đua.

- Nội quy lao động.

Ngoài ra, Bưu điện tỉnh cũng cần hướng tới xây dựng bầu không khí văn hóa doanh nghiệp có tính cởi mở và hợp tác nhằm làm cho người lao động tin tưởng lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong lao động, khuyến khích sáng tạo, có thể tự giải quyết công việc một cách có hiệu quả trong phạm vi công việc có thể. Như vậy sẽ kích thích các thành viên làm việc theo nhóm, đoàn kết, hợp tác cùng hướng tới mục tiêu cá nhân, xóa bỏ tiềm thức ghen ghét đố kỵ, chèn ép lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu này, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác có vai trò rất quan trọng. Do vậy Bưu điện tỉnh chú ý đến việc chỉ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này về nghệ thuật và kỹ năng, xây dựng bầu không khí văn hóa trong các bộ phận với nhau bảo đảm mối quan hệ nhân sự trong đơn vị.

3.2.9. Hoàn thiện việc bố trí nhân lực sau khi đào tạo

Hiện nay, việc đào tạo nhân lực và sử dụng nhân lực sau đào tạo ở Bưu điện tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số những tồn tại, đó là vẫn còn tình trạng một số cán bộ công nhân viên được cử đi học không đúng đối tượng, chuyên ngành đào tạo, không phù hợp với chức danh đang làm hoặc sau khi đào tạo xong vẫn bố trí làm việc ở chỗ cũ gây nên sự lãng phí kinh phí đào tạo và quỹ thời gian cho Bưu điện tỉnh.

Trong năm 2008 – 2010 chọn cử một số cán bộ công nhân viên đi học lớp Quản trị doanh nghiệp bằng các hình thức đào tạo tại chức, từ xa tại học viện Bưu chính Viễn thông với nhiều chức danh như giao dịch viên, công nhân khai thác, như chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, hệ học như vậy không phù hợp với một số chức danh, đồng thời lãng phí thời gian, kinh phí của cá nhân người lao động và của đơn vị, vì sau khi ra trường công việc không đổi.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại này, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa phải quan tâm đến một số những nội dung sau:

1. Lựa chọn cử người đi đào tạo phải xuất phát từ quy hoạch đào tạo của Bưu điện tỉnh, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết; khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Hội đồng xét cử người đi đào tạo cần đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ.

2. Đối tượng được cử đi đào tạo phải là cán bộ công nhân viên của Bưu điện trong Bưu điện tỉnh, thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực, nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý; là những người theo yêu cầu bố trí vào chức danh lao động, phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn, là những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Bưu điện tỉnh hoặc chuyển nghề.

3. Đánh giá kết quả đào tạo: Đơn vị cần đánh giá kết quả đào tạo xem sau khi được đào tạo về thì bố trí vào những vị trí mới người lao động có đảm đương được hay không? có đảm nhận được công việc ở vị trí mới đó hay không? bởi vì trong thực tế có thể học viên đã lĩnh hội rất tốt các kiến thức, kỹ năng mới trong khóa học hoặc đã hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo nhưng lại không áp dụng được những gì đã học vào trong thực hiện công việc. Vì vậy, để tránh lãng phí trong đào tạo cần phải có sự đánh

giá về kết quả đào tạo, xem xét lại mức độ thỏa mãn các mục tiêu của đào tạo ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cho các chương trình đào tạo sau.

4. Sau khi đào tạo về, Bưu điện tỉnh cần phải xem xét bố trí công việc phù hợp với chức danh được chọn cử đi đào tạo, đồng thời điều chỉnh lại bậc lương cho phù hợp với công việc được bố trí theo phương thức làm việc gì hưởng lương của chức danh đó. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của việc đào tạo. Người lao động sau khi được đào tạo có thể sẽ được thuyên chuyển đến các vị trí công tác khác, tới các phòng ban khác hoặc những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn mới thực hiện được, điều này sẽ tạo nên sự hứng khởi phấn đấu vì công việc của người lao động, như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên.

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.doc (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w