Trần Thị Nhạn Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng 1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
3.3.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Điều tra nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng với bất kỳ công ty kinh doanh nào. Doanh nghiệp muốn thành công và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì công tác này phải luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều bước công việc, có thể nêu ra một số công việc quan trọng nhất bao gồm: nghiên cứu cầu, nghiên cứu cung của sản phẩm hàng hóa hiện tại của công ty; nghiên cứu ảnh hưởng của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung…
Hình 3.2: Mô hình năm lực lượng của M.Porter
Dựa trên mô hình năm lực lượng của M.Porter, Artexport có thể triển khai công tác nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp và bài bản mà không cần phải thuê công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Những người muốn vào mới (Cạnh tranh
tiềm tàng)
Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại Áp lực của các nhà cung ứng Áp lực của người mua Sản phẩm dịch vụ thay thế
Thứ nhất: nghiên cứu khách hàng. Khách hàng của mặt hàng đá xây dựng là các hộ gia đình và các chủ thầu xây dựng. Không giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, đá xây dựng không phân khúc thị trường quá nhỏ, bởi nhu cầu đá xây dựng phần lớn phụ thuộc vào tính chất vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng và trào lưu kiến trúc đương thời. Hơn thế, ngày nay, khi mà các chủ thầu xây dựng là người quyết định lớn tới công trình, việc nghiên cứu nhu cầu của đối tượng này đặc biệt quan trọng. Tại Artexport, khách hàng trực tiếp của Công ty là các chủ thầu xây dựng và các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, do đó, Công ty cần có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng này để nắm bắt được nhu cầu của từng khách hàng đơn lẻ, từ đó có được những chiến lược kinh doanh hợp lý.
Nhu cầu về đá xây dựng thay đổi theo thời gian, nhưng tính chất biến động của nó chậm hơn so với các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, việc nghiên cứu khách hàng không nên quá tập trung vào phân khúc quá nhỏ vì như vậy sẽ không thể nắm bắt được xu hướng diễn biến chính của toàn bộ thị trường. Ví dụ như tại châu Âu, kiến trúc của nơi đây mang tính tổng thể rất cao, mỗi thành phố lại có một lối kiến trúc riêng và sử dụng một kiểu thiết kế tương đối thống nhất, do đó, nhu cầu về đá xây dựng tại châu lục này mang tính đồng nhất cao. Khác hoàn toàn với châu Âu, châu Mỹ lại có một nền kiến trúc mang tính hiện đại với sự khác biệt trong mỗi thiết kế, do đó nhu cầu về các chủng loại đá xây dựng cũng phong phú hơn… Như vậy, có thể thấy rõ, việc nghiên cứu khách hàng của mặt hàng đá xây dựng không mang tính cá nhân từng khách hàng, mà phải tập trung vào nét tổng thể của thị trường đó.
Thứ hai: nghiên cứu cung. Nguồn cung đá xây dựng tại Việt Nam tương đối phong phú. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu xem đối tác nào có thể cung cấp nguồn hàng hóa với chất lượng cao và giá cả phải chăng. Hơn thế, nguồn cung trong thời gian tới có thể sẽ thu hẹp đôi chút do tác động của những chính sách mới của Nhà nước, cho nên tìm kiếm đối tác có khả năng làm ăn lâu dài là một vấn đề hết sức quan trọng.
Một vấn đề khác cần phải quan tâm khi nghiên cứu cung đó là khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp. Khả năng cạnh tranh ở đây muốn đề cập đến chính là khả năng mà nhà cung cấp có thể thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ khai thác, chế biến cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Muốn tìm được một đối tác có khả năng cạnh tranh cao thì Công ty phải có những thông tin quan trọng về chiến lược phát triển của đối tác đó trong tương lai.
Thứ ba: nghiên cứu sản phẩm dịch vụ thay thế. Sản phẩm thay thế cho đá xây dựng là các vật liệu xây dựng nhân tạo. Đây đã từng là những vật liệu thống lĩnh
thị trường vật liệu xây dựng, nhưng những năm gần đây, do tác động của những thành phần hóa học có trong các loại vật liệu xây dựng tổng hợp nên người tiêu dùng chuyển sang dùng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Đây chính là một cơ hội tốt cho đá xây dựng phát triển. Tuy nhiên, do các vật liệu tổng hợp đa dạng về chủng loại, màu sắc và nhẹ hơn rất nhiều so với đá xây dựng, nên đây vẫn là một đối thủ nặng ký của mặt hàng đá xây dựng. Nắm bắt được xu hướng phát triển của mặt hàng thay thế này chính là một biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng đá xây dựng.
Thứ tư: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty mới thành lập có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa đầy tiềm năng. Mặt hàng đá xây dựng lại có lợi thế lớn về nguồn nguyên liệu nên đây vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp. Công ty cần có những biện pháp để ngăn chặn sự cạnh tranh từ những đối thủ trong tương lai này ngay từ bây giờ.
Thứ năm: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiện tại. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập vào WTO, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tư duy rằng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chỉ bó hẹp ở trong nước mà không biết rằng sự cạnh tranh thực sự khốc liệt là với các công ty nước ngoài, đặc biệt là với “công xưởng của thế giới” - Trung Quốc. Do tư duy hạn chế đó, nên các công ty chưa có những tầm nhìn dài hạn về công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Với mặt hàng đá xây dựng, Trung Quốc đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu, do đó, để có thể tồn tại và phát triển lâu bền trong ngành hàng này thì Artexport cần có những kiến thức cần thiết về đối thủ cạnh tranh khổng lồ này, để có thể có được những kinh nghiệm từ họ và rút ra những hạn chế còn tồn tại trong các doanh nghiệp xuất khẩu đá xây dựng Trung Quốc.