Khó khăn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 41 - 42)

Trần Thị Nhạn Lớp: QTKD Tổng hợp 48C

2.3.2. Khó khăn và nguyên nhân

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, tuy nhiên trình độ sản xuất của nước ta vẫn còn ở mức thấp so với thế giới. Đặc biệt trong những ngành khai thác đòi hỏi phải có máy móc và công nghệ như khai thác đá. Ở Việt Nam hiện nay, các máy móc dùng cho khai thác và chế biến đá đều là các máy móc cũ kỹ, lạc hậu 30 – 40 năm so với thế giới. Điều kiện vật chất kỹ thuật yếu kém dẫn tới năng suất và chất lượng đá khai thác ở mức rất thấp, thành phẩm đá đạt tỷ lệ thấp so với khối lượng nguyên liệu khai thác được. Hơn thế, sự lạc hậu của máy móc thiết bị khiến cho sản phẩm đá xây dựng bị lỗi nhiều đẩy chi phí sản phẩm lỗi hỏng lên cao, giảm sức cạnh tranh trên thương trường.

Bên cạnh lạc hậu về máy móc thiết bị, sự manh mún trong khai thác và sản xuất đá xây dựng là một yếu kém của hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất và chế biến. Ở nước ta hiện nay, trung bình một cơ sở sản xuất đá chỉ có khoảng 20 – 30 công nhân làm việc thường xuyên, sản lượng hàng tháng cũng rất thấp, thông thường chỉ là một vài container. Do đó, khi có đơn hàng lớn, Công ty phải thu gom hàng tại nhiều cơ sở khác nhau, tốn thời gian và chi phí cho việc thu mua hàng hóa mà chất lượng hàng hóa đôi khi lại không thống nhất. Thêm nữa, cũng từ sự manh mún trong sản xuất nên trình độ tay nghề của công nhân vẫn còn là một vấn đề cần chú trọng đầu tư. Phần lớn công nhân tại các cơ sở sản xuất không được đào tạo bài bản, họ được dạy nghề ngay tại xưởng sản xuất, đồng thời với việc tham gia sản xuất hàng hóa nên chất lượng từng lô hàng lại có sự khác biệt nhau đáng kể.

Hiện nay, Nhà nước đang xem xét để hạn chế việc khai thác đá, bảo vệ tài nguyên, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung cũng như là sức cạnh tranh của đá xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhất là khi Nhà nước dự định đánh thuế xuất khẩu đá xây dựng là 10%. Thuế suất tăng, nguồn cung giảm, tất yếu dẫn tới giá tăng, giảm lợi thế cạnh tranh. Điều này đặt Artexport vào một bài toán khó khăn khi phải cân đối giữa việc mở rộng thị trường và đảm bảo nguồn lợi nhuận thích hợp.

Thị trường xuất khẩu đá xây dựng lớn nhất hiện nay vẫn thuộc về Trung Quốc, không chỉ có lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, giá nhân công rẻ, chính sách đồng Nhân dân tệ yếu đang giúp Trung Quốc thâu tóm hầu hết các thị trường xuất khẩu đá xây dựng chủ yếu trên thế giới. Cạnh tranh với các nhà xuất khẩu Trung Quốc là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi Công ty phải có chiến lược cụ thể với các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing thích hợp tại mỗi thị trường.

Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc, ngay tại Việt Nam, Công ty cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong cùng ngành hàng, nhất là các đối thủ có nhiều năm kinh nghiệm và chiếm thị phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng.

Một khó khăn rất dễ nhận thấy đó là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới trong năm 2008, 2009 có sự suy giảm trầm trọng, điều đó không chỉ tác động tới việc thu hẹp nhu cầu sử dụng đá xây dựng ở hầu hết các thị trường, mà kéo theo nó là sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính. Dự báo của các chuyên gia thì suy thoái sẽ chấm dứt trong năm 2010, tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, kinh tế thế giới đã có những khởi sắc nhất định sau một thời gian dài xuống dốc. Đó là tín hiệu lạc quan đối với những công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nói chung và Artexport nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w