Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 28 - 32)

Trần Thị Nhạn Lớp: QTKD Tổng hợp 48C

2.1.3.Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây

gần đây

2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: USD

Năm 2006 2007 2008

Kim ngạch 854.110 1.609.248 997.884

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Giai đoạn 2006 – 2008, doanh thu xuất khẩu đá xây dựng của Công ty thay đổi rất mạnh. Năm 2007, doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006, đạt 1.609.248 USD so với 854.110 USD năm 2006, tăng 88,41%. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Công ty sau 05 năm gia nhập thị trường xuất khẩu đá xây dựng. Năm 2002, Artexport bắt đầu xuất khẩu những lô hàng đá xây dựng đầu tiên khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có thị trường ổn định và tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ sau năm năm, thành tích mà Công ty đạt được là mức doanh thu liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2006, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đá xây dựng là rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội này,

Công ty đã nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Kết quả thu được năm 2007 là một kết quả tốt, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2008, doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 977.884 USD, giảm 39,23% so với năm 2007. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân tác động tới tình hình xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng: trước hết là do lạm phát (giá nguyên liệu đầu vào tăng) và thắt chặt tín dụng (tăng chi phí vốn) trong nước, tiếp theo, nguyên nhân chính khiến cho doanh thu đá xây dựng giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu xây dựng trên thị trường toàn cầu, kéo theo là nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng cũng giảm theo. Đặc biệt, hai tháng cuối năm 2008, xuất khẩu đá xây dựng gần như đóng băng khi mà mỗi tháng chỉ xuất khẩu được 04 container, trong khi bình thường, trung bình mỗi tháng xuất khẩu được 15 container, mùa cao điểm có tháng xuất khẩu được 30 container.

2.1.3.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: USD

TT Mặt hàng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%) 1 Đá Mable 162.681 19,05 120.330 7,49 110.765 11,33 2 Đá Mẻ 349.743 40,95 935.058 58,10 420.178 42,97 3 Đá Băm 114.485 13,04 118.900 7,39 110.650 11,32 4 Đá Hon 83.852 9,82 183.590 11,41 104.230 10,66 5 Đá Xén 68.145 7,10 171.270 10,64 185.740 18,99 6 Các loại khác 75.204 8,81 81.100 5,00 46.321 7,74 7 Tổng 854.110 100 1.609.24 8 100 977.844 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Trong giai đoạn 2006 – 2008, đá Mẻ luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với doanh số lần lượt là: 349.743 USD, 935.058 USD, 420.178 USD; tương ứng với tỷ lệ là: 40,95%, 58,10%, 42,97%. Như vậy, có thể nói, đá Mẻ là mặt hàng chủ lực của Artexport trong kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng. Sự tăng giảm của doanh số mặt hàng đá Mẻ cũng chính là sự tăng giảm của doanh số toàn bộ mặt hàng đá xây dựng. Cụ thể, năm 2007, doanh số mặt hàng đá Mẻ tăng 267,35% so với năm 2006. Đây là một con số tăng trưởng ấn tượng với một ngành hàng mới được phát triển tại Công ty trong vòng năm năm. Tuy thế, năm 2008, cũng đánh dấu

sự tụt giảm mạnh mẽ của doanh số mặt hàng đá Mẻ, khi mà doanh số chỉ bằng 44,93% năm 2007, sụt giảm tới hơn một nửa trong vòng một năm.

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport trong giai đoạn 2006 – 2008, chỉ có duy nhất một mặt hàng đá Xén là mặt hàng liên tục tăng trưởng trong ba năm qua với tỷ lệ là: 7,10% năm 2006, 10,64% năm 2007, 18,99% năm 2008. Năm 2008, đá Xén đã đứng ở vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau đá Mẻ. Đây là một mặt hàng rất tiềm năng có thể tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Các mặt hàng: đá Mable, đá Băm, đá Hon đều có sự tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của sự không ổn định này phần nhiều là do sự sụt giảm nhu cầu trong năm 2008 mà nguyên nhân trực tiếp là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là trong năm 2007, trong khi tổng doanh thu mặt hàng đá xây dựng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của các mặt hàng đá Mẻ, đá Hon, đá Xén thì mặt hàng đá Mable lại tụt giảm về doanh số với doanh số năm 2007 là 120.330 USD so với 162.681 USD năm 2006.

2.1.3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 2.3: Doanh thu từ các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: USD

STT Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Châu Á 96.405 204.067 213.400

2 Tây Bắc Âu 456.326 845.230 437.442

3 Đông Âu 243.450 413.504 236.779 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Thị trường khác 57.929 146.447 90.447

6 Tổng 854.110 1.609.248 977.884

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Châu Á Tây Bắc Âu Đông Âu Thị trường khác

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Thị trường xuất khẩu đá xây dựng chủ yếu của Artexport là Tây Bắc Âu, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 53,43% năm 2006, 52,53% năm 2007 và 44,73% năm 2008; với các thị trường như: Bỉ, Hà Lan, Anh, Italia… Mặc dù, thị trường này đang giảm nhẹ về tỉ trọng nhưng vẫn luôn ở mức cao (trên 44%). Ở thị trường Tây Bắc Âu thì Bỉ là nước nhập khẩu lớn nhất (và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trên toàn thế giới), với kim ngạch năm 2006: 197.325 USD, năm 2007: 398.256 USD, năm 2008: 284.411 USD; tiếp theo là các thị trường Hà Lan, Pháp.

Khu vực xuất khẩu thứ hai của Công ty là Đông Âu, đây cũng là thị trường truyền thống của Công ty ngay từ những ngày đầu kinh doanh mặt hàng đá xây dựng. Tại khu vực thị trường này, Artexport có ba đối tác xuất khẩu là Ba Lan, Hungary và Nga, với kim ngạch xuất khẩu sang Hungary là lớn nhất, tiếp theo là đến Nga. Kim ngạch xuất khẩu sang Hungary qua ba năm như sau: năm 2006 là 152.334 USD, năm 2007 là 273.334 USD, năm 2008 là 150.450 USD.

Thị trường châu Á hai năm gần đây cũng đang nổi lên như là một khu vực đầy tiềm năng. Mặc dù, các khu vực khác bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng giảm nhưng riêng khu vực châu Á vẫn tăng trưởng nhẹ, với con số cụ thể là: 96.405 USD năm 2006, 204.067 USD năm 2007 và 213.400 USD năm 2008; đạt tỷ lệ lần lượt là: 11,28%, 12,68%, 21,82%. Như vậy, có

thể khẳng định rằng thị trường châu Á là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều nền kinh tế mới nổi, nhu cầu về các mặt hàng đá xây dựng còn tăng trưởng trong thời gian tới. Đồng thời, có thể thấy rõ thuận lợi rất lớn khi mà Artexport xuất khẩu sang các thị trường châu Á; trước hết đó là sự thuận tiện trong vấn đề vận tải, thứ hai, đó là sự hiểu biết về phương thức kinh doanh giữa các quốc gia trong cùng khu vực châu Á. Từ những lý do trên, thời gian gần đây, Artexport đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường đầy tiềm năng này. Các nước nhập khẩu chính tại thị trường châu Á bao gồm: Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản; trong đó, đối tác lớn nhất là Hồng Kông với kim ngạch qua ba năm lần lượt là: 42.456 USD, 71.456 USD, 66.450 USD.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 28 - 32)