Trần Thị Nhạn Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.3.3. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport
Những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất kinh tế xã hội, về chủ trương chính sách của Nhà nước là những nguyên nhân tác động lớn tới tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Đây là những lý do khách quan mà muốn thay đổi nó không phải là ngày một ngày hai, cũng không phải là do sự tác động của một chủ thể bất kỳ. Tuy nhiên, có những nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty đã làm giảm đi đáng kể sức cạnh tranh trên thương trường. Trước hết, phải kể đến sự lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp trong việc thu gom các đơn hàng. Công ty không có cơ sở sản xuất và chế biến riêng nên không chủ động được nguồn hàng nên dẫn tới tình trạng nhiều khi có đơn hàng của khách hàng nhưng Công ty tìm được nguồn hàng theo yêu cầu dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Việc thiếu hàng hóa cho đơn hàng cũng đã xảy ra làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Hơn thế, do không kiểm soát được toàn bộ quá trình khai thác và sản xuất đá nên chất lượng đá xuất khẩu còn là một bài toán chưa có lời giải tối ưu. Hiện nay, chất lượng sản phẩm xuất đi được kiểm soát ngay tại địa phương bởi các KCS địa phương, nhưng do nguồn cung ứng hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng sản phẩm không đồng nhất là điều rất dễ xảy ra.
Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Công ty trong những năm vừa qua có sự chuyển dịch mạnh, Công ty đã chú trọng vào thị trường châu Á nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường châu Á mới chỉ đạt hơn 20%, chưa xứng với tiềm năng của thị trường này. Hiện nay, khu vực châu Á là nơi có kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu đá xây dựng
tăng liên tục ở mức cao trong những năm qua. Việc chiếm lĩnh thị trường châu Á là một hướng đi đúng đắn, bảo đảm sự phát triển của Công ty trong tương lai.
Trên thực tế, các thống kê chỉ ra rằng, các thị trường Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những thị trường có nhu cầu đá xây dựng tăng vọt trong những năm qua, nhưng Công ty vẫn chưa chú trọng đúng mức đến các khu vực thị trường này. Cụ thể là tỷ trọng nhập khẩu đá xây dựng của Hồng Kông luôn dẫn đầu trong danh sách các nước nhập khẩu tại khu vực châu Á. Một vấn đề nữa cũng cần phải có giải pháp sớm đó là việc các cán bộ tại hai phòng kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng không có cán bộ nào thông thạo các ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Arập… Đây là một rào cản lớn với việc thâm nhập thị trường khu vực này. Mặc dù ngày nay, tiếng Anh là công cụ giao tiếp thương mại toàn cầu, nhưng để có thể có những khách hàng truyền thống và thân thiết, việc thông thạo ngôn ngữ của đối tác cũng như là nền văn hóa bản địa là một điều cực kỳ quan trọng. Mặt khác, khi thông thạo ngôn ngữ của khách hàng, Công ty sẽ có những kế hoạch marketing bài bản, phù hợp với phong tục từng quốc gia, khắc phục được những yếu kém còn tồn tại trong công tác marketing từ trước tới nay.
Công tác marketing là một công việc quan trọng trong thương mại ngày nay, nó còn đặc biệt quan trọng với những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Mặt hàng đá xây dựng là mặt hàng mang tính chuyên ngành kỹ thuật nhưng nó vẫn mang tính nghệ thuật trong đó. Do đó, công tác nghiên cứu phát triển cần phải được chú trọng, để giảm bớt tính thụ động trong khâu thiết kế. Khi Công ty có năng lực trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, điều đó không chỉ làm tăng khả năng thu hút khách hàng mà còn nâng thương hiệu của Công ty lên một tầm cao mới, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế.
Một điều đặc biệt quan trọng là Công ty chưa có một định hướng nghiên cứu thị trường bài bản cho mặt hàng đá xây dựng. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Công ty có được những phát triển nhanh chóng phần lớn do nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng của thế giới đang rất phát triển. Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường đá xây dựng thì trong dài hạn, sự tăng trưởng sẽ gặp nhiều thách thức lớn.
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ