Kiến nghị về nguồn cung mặt hàng đá xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 58 - 60)

Trần Thị Nhạn Lớp: QTKD Tổng hợp 48C

3.4.1. Kiến nghị về nguồn cung mặt hàng đá xây dựng

Như đã phân tích ở trên, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đá ốp lát rất phong phú, đa dạng, thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài rất rộng lớn, lại có nguồn lao động dồi dào có năng khiếu tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật. Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia WTO, thị trường đá xây dựng không chỉ có lợi thế về xuất khẩu mà còn có lợi thế trong việc nhập khẩu các nguyên liệu đá khối có chất lượng tốt, màu sắc đẹp mà nước ta không có về gia công chế biến, cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài, tăng năng lực cạnh tranh của đá ốp lát Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhà nước cần xây dựng chiến lược đầu tư phát triển bền vững ngành công nghiệp đá ốp lát nước ta đạt mục tiêu 20 triệu m² với kim ngạch xuất khẩu 400 triệu –

500 triệu USD vào năm 2020 và 35 – 40 triệu m² với kim ngạch xuất khẩu 800 triệu – 1 tỉ USD vào năm 2030.

Muốn đạt được mục tiêu đó, Nhà nước cần phải chú ý tới những vấn đề sau đây:

+ Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức xí nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát có quy mô hợp lý, thật sự có năng lực, có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Hình thành một số doanh nghiệp có quy mô lớn, một số trung tâm sản xuất đá ốp lát ở một số địa phương thành các trọng điểm phát triển ngành đá ốp lát như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Yên Bái…

+ Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh xuất khẩu đá hình thành các trung tâm thương mại lớn trong nước và nước ngoài. Năm 2006 có 340 doanh nghiệp xuất khẩu đá với tổng kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD, trong đó chỉ có 8 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD, 76 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100.000 USD còn lại 256 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dưới 100.000 USD. Hình thành một cách đa dạng thị trường xuất khẩu đá ốp lát Việt Nam ở một số nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc để hỗ trợ nhau bảo đảm tổng kim ngạch xuất khẩu ổn định.

Đồng thời, Nhà nước cũng cần quan tâm giải quyết để phát triển bền vững ngành công nghiệp đá xây dựng hiện đại, hài hòa ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường, với một số giải pháp chủ yếu như:

+ Tổ chức khảo sát tỉ mỉ các mỏ đá để xác định chính xác chất lượng, trữ lượng theo đúng quy phạm để làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác mỏ.

+ Cần thống nhất cơ quan quản lý khai thác, sản xuất, chế biến đá với các cơ quan cấp phép khai thác mỏ vào một đầu mối, phân định mối quan hệ giữa trung ương, địa phương, tránh phiền hà.

+ Chỉ cấp phép khai thác mỏ cho doanh nghiệp thực sự có năng lực, có thiết kế khai thác với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, có đầy đủ phương pháp an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái (cấm tuyệt đối nổ mìn khai thác).

+ Mỗi mỏ khai thác chỉ cấp phép cho một doanh nghiệp, không chia năm xẻ bảy mỏ đá cho nhiều chủ.

+ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích ngành sản xuất đá ốp lát phát triển: bỏ thuế nhập khẩu đá khối về gia công chế biến phục vụ xây dựng trong nước và xuất khẩu; cho phép khai thác ở các mỏ đá có trữ lượng lớn.

+ Cần xem xét lại bảng thuế tài nguyên, không tính đồng loạt cho các loại đá mà cần phân ra những loại có thuế suất khác nhau tùy theo chất lượng đá.

+ Cần rà soát, xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn chất lượng đá xây dựng khối, sản phẩm sau chế biến, quy trình, quy phạm khai thác chế biến đá, bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp đá ốp lát hiện nay.

+ Quan tâm, thúc đẩy hình thành Tổng hội đá xây dựng Việt Nam để tập hợp lực lượng hỗ trợ cho nhau tổ chức khai thác chế biến với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật để sản xuất đá chất lượng tốt…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w