hội hóa giáo dục đại học, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước nhằm xây dựng môi trường giáo dục đại học lành mạnh, có tính cạnh tranh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, ngày càng nâng cao tính công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục đại học
Xã hội hoá giáo dục là một giải pháp tích cực để phát triển giáo dục đại học. Giáo dục đại học có mục tiêu đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng cho tất cả mọi người muốn có trình độ học vấn đại học; hơn nữa giáo dục đại học còn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Thực tế cho thấy, đào tạo đại học không chỉ thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước mà còn phải tự thăm dò nhu cầu xã hội. Hoạt động giáo dục đại học không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, mà còn phải nhờ tới tất cả các nguồn lực khác nhau có thể huy động được. Đó chính là những lý do để thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục đại học mạnh mẽ hơn nữa nhằm xây dựng được một nền giáo dục đại học vững mạnh và toàn diện. Xã hội hoá giáo dục đại học sẽ thu hút nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, đa dạng hoá các loại hình đào tạo đại học, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều người được học tập để nâng cao trình độ học vấn,v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, xã hội hoá giáo dục cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như sự phát triển tràn lan các loại hình đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học mở rộng quy mô đào tạo vượt quá khả năng cho phép, cơ cấu ngành nghề đào tạo mất cân đối nghiêm trọng, nảy sinh xu hướng thương mại hoá giáo dục đại học, xuất hiện tình trạng bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục đại học v.v. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý, đặc biệt là pháp luật, để đảm bảo cho quá trình xã
hội hoá giáo dục đại học vận động đúng định hướng và mục tiêu, trong đó Nhà nước phải không ngừng nâng cao vai trò quan trọng của mình đối với việc thực hiện công bằng xã hội. Công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục đại học là sự ngang bằng giữa người với người trên một phương diện xác định: quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của những người được hưởng thụ giáo dục đại học. Việc thực hiện công bằng xã hội trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những cấp độ khác nhau và xét cho cùng, được quy định bởi trình độ phát triển kinh tế của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi mà dưới tác động của những quy luật của cơ chế thị trường, xã hội có sự phân hoá rõ rệt thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng và là nhân tố quyết định trong việc thực hiện công bằng xã hội; với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước sử dụng chức năng quản lý, điều tiết, thông qua các công cụ chính sách xã hội, pháp luật,v.v. để chủ động thực hiện sự công bằng trong toàn xã hội. Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Nhà nước xây dựng các chính sách xã hội ưu tiên cho những đối tượng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục đại học (như người nghèo, người khuyết tật, người ở vùng sâu, vùng xa,....) để họ có cơ hội bình đẳng hưởng thụ giáo dục đại học như những đối tượng khác trong xã hội. Đó là các chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp và cấp học bổng, chính sách cộng điểm khi thi tuyển sinh vào đại học, .... Những chính sách nhân văn này được thể chế hoá bằng pháp luật và nhờ đó, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học mang tính nhân đạo sâu sắc.
Ngoài ra, để quá trình xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, Nhà nước cần đẩy mạnh thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội vào việc giám sát hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học. Sự tham gia của toàn xã hội trong việc phối hợp và giúp đỡ Nhà nước thiết lập trật tự xã hội trong lĩnh vực này sẽ góp phần giảm tải gánh nặng quản
lý cho Nhà nước. Một trong những hoạt động hỗ trợ Nhà nước từ phía xã hội cần được khuyến khích mạnh mẽ chính là hoạt động giám sát xã hội.
Hoạt động giám sát xã hội được thực hiện qua các kênh khác nhau, trong đó các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò tích cực nhất. Các phương tiện truyền thông là cầu nối giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước, thông qua các phương tiện truyền thông mà Nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, còn nhân dân nhờ các phương tiện truyền thông mà nắm bắt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các phương tiện truyền thông vừa góp phần tuyên truyền, thúc đẩy những thành tựu của giáo dục đại học, vừa phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, vai trò của dư luận xã hội cũng cần được nâng cao, tạo thành một sức mạnh độc lập trong việc duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tuy nhiên dư luận đó cũng phải được định hướng một cách đúng đắn, tránh những dư luận trái chiều gây bất lợi cho công tác QLNN và hoạt động duy trì ổn định xã hội của Nhà nước ta.