Tiếp tục đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 91 - 102)

Cải cách giáo dục đại học là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Cuộc cải cách này đang được tiến hành với nhịp độ khẩn trương, nhưng thận trọng với mục tiêu phấn đấu là đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. Ngày 02/11/2005, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Văn bản pháp luật này một lần nữa ghi nhận tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đại học trong sự nghiệp phát triển đất nước và là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình cải cách giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.

Cải cách giáo dục đại học đòi hỏi trước hết phải có sự đổi mới về tư duy quản lý giáo dục đại học trong cơ chế thị trường. Đổi mới tư duy đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt với lề lối tập trung quan liêu bao cấp, cơ quan quản lý muốn “nắm”, muốn “quản lý” tất cả trong khi không có đủ khả năng, tài lực, vật lực, không có phương pháp khoa học chính là yếu tố gây trở ngại cho nền giáo dục quốc dân. Lãnh đạo và quản lý tốt cũng có nghĩa là phục vụ tốt. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, để có thể phục vụ tốt yêu cầu phát triển xã hội thì cơ chế quản lý phải được thay đổi, nguyên tắc làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước và của các trường đại học phải có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Điều đó được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

+ Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở này, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội: đây cũng là sự đổi mới phương thức quản lý của nhà nước, trao và quyền tự chủ cho các trường đại học. Đây là một xu thế tất yếu khách quan. Vấn đề đặt ra là các trường đại học được quyền tự chủ đến đâu và tự chủ ở mức độ như thế nào. Việc tách quản lý hành chính nhà nước ra khỏi công tác quản lý của các đơn

vị sự nghiệp công trong lĩnh vực xã hội, trong đó có các trường đại học phải được cân nhắc một cách thấu đáo. Chúng ta đã thực hiện việc tách bạch quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và thực tế đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trường đại học là loại hình tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động không vì mục đích kinh doanh, mặc dù nó được xếp vào dạng đơn vị sự nghiệp có thu (từ nguồn đóng học phí của sinh viên và một số hoạt động khác). Chính vì thế, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học không phải để tạo điều kiện cho các trường đại học tự do phát triển một cách tuỳ ý, mà thực chất là sự phân cấp quản lý nhà nước đối với các trường đại học.

Quyền tự chủ của các trường đại học thường được xem xét ở 3 khía cạnh cơ bản là: tự chủ về sản phẩm do trường đại học tạo ra đối với xã hội cả về số lượng và chất lượng học; tự chủ về mặt nhân sự và tự chủ về mặt tài chính. Khi nhà nước trao quyền tự chủ cho các trường đại học có nghĩa là các trường đại học trở nên chủ động hơn trong hoạt động của mình.

Sản phẩm do trường đại học tạo ra chính là những người được đào tạo trong trường đại học đó. Khi được trao quyền tự chủ, trường đại học có quyền tự quyết định về số lượng tuyển sinh đầu vào tuỳ theo năng lực đào tạo của mình. Đây cũng là cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng cơ hội học tập, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học đối với mọi người dân, bởi lẽ khi cổng trường đại học rộng mở hơn, người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận giáo dục đại học, tự do lựa chọn ngành nghề đào tạo theo nguyện vọng của bản thân. Hưởng thụ giáo dục đại học là quyền của mọi công dân, nhà nước phải tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất cho công dân được hưởng thụ loại hình dịch vụ công này. Giáo dục đại học không chỉ nâng cao kiến thức cho người dân, mà nó còn giúp họ có được một nghề nghiệp nhất định, học tập giáo dục đại học cũng đồng nghĩa với việc học nghề và nói chính xác là học nghề ở trình

Tự chủ về mặt nhân sự được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có vấn đề phong học hàm cho các nhà giáo. Nhà nước không nên độc quyền trong việc phong cấp này, mà để cho từng trường lựa chọn, việc phong học hàm không nên bị hành chính hoá, giá trị của các chức danh của người thầy phải do xã hội quyết định, giá trị của học hàm cũng là giá trị do xã hội thừa nhận. Điều quan trọng là nhà nước phải xây dựng thang bảng về tiêu chuẩn chức danh khoa học, làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này trong thực tế.

Có thể thấy, việc trao quyền tự chủ về tài chính là cú hích khiến các trường chủ động trong việc sắp xếp lại tổ chức, biên chế: hợp lý hoá các khâu trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu, kiếm thêm kinh phí cho đào tạo.

Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề tự chủ về tài chính của các trường đại học là điểm gây tranh luận nhiều nhất vì đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc xác lập địa vị tự chủ của trường đại học. Phạm vi tự chủ về tài chính đến đâu sẽ quyết định phạm vi tự chủ toàn diện của trường đại học đến đó. Có quan điểm cho rằng, trường đại học phải được tự chủ toàn bộ về mặt tài chính, tự quyết định việc thu, chi, cân đối thu-chi,... bởi chỉ có tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính thì quyền tự chủ của các trường đại học mới thực sự được đảm bảo và tôn trọng theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại cho rằng, tự chủ về mặt tài chính của trường đại học phải được giới hạn ở một mức độ nhất định, tức là tự chủ có tính hạn chế chứ không phải tự chủ hoàn toàn. Những người theo quan điểm thứ hai lập luận rằng, trường đại học không thể tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính được vì: thứ nhất, trường đại học không phải là tổ chức kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận; thứ hai,

việc đầu tư phát triển giáo dục đại học đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn mà trong phạm vi hoạt động của mình, trường đại học không thể tự mình thu hút được nguồn vốn lớn đó, cho dù đó là đơn vị sự nghiệp có thu. Thực tế cho thấy, kinh phí tự bảo đảm từ nguồn thu học phí, lệ phí của các hoạt động đào tạo chính quy còn rất thấp. Để tạo thêm nguồn thu, nhiều trường đã tăng cường mở rộng các hoạt động đào tạo không chính quy và các loại hình dịch vụ đào tạo khác, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chưa đáp ứng một cách tương xứng, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao và tạo ra thị trường đào tạo không thật sự lành mạnh. Mặt khác, chưa có một văn bản chính thức của Nhà nước quy định các hoạt động nào trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được coi là hoạt động dịch vụ. Vì lý do đó, việc tự xây dựng kinh phí theo hình thức này, đối với các trường đại học, cao đẳng chưa thực sự dựa trên một nền tảng pháp lý chắc chắn, có nghĩa là các cơ sở đào tạo giáo dục đại học không thể hoạt động như một doanh nghiệp. Trong chừng mực đó, trường đại học, cao đẳng vẫn cần tới ngân sách do nhà nước phân bổ để phục vụ cho mục tiêu giáo dục và đào tạo của mình.

Hiện nay, việc xoá bỏ cơ chế xin cho, cơ chế đơn vị chủ quản trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau đang được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc và thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học phần nào cũng nằm trong quá trình tiến tới xoá bỏ cơ chế phụ thuộc nói trên. Nhưng yếu tố phi lợi nhuận của trường đại học buộc chúng ta phải xem xét thận trọng hơn khi bàn tới việc xoá bỏ cơ chế đơn vị chủ quản của các trường đại học. Khác với các loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục đích sản xuất kinh doanh, cơ chế đơn vị chủ quản đối với trường đại học có một hàm nghĩa rất khác biệt. Chủ trương xoá bỏ cơ chế chủ quản đối với các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo điều kiện cho các doanh

lực khác nhau, qua đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Không thể áp dụng điều tương tự cho trường đại học bởi sự lệ thuộc của trường đại học vào đơn vị chủ quản còn do nhiều nguyên nhân khác, chứ không thuần tuý là vấn đề sở hữu như trong các doanh nghiệp nhà nước. Việc nhà nước cấp ngân sách cho các trường đại học là điều tất yếu, ngay tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất, ngân sách dành cho giáo dục ngày càng được tăng cường và hoạt động giáo dục đào tạo (trong đó có giáo dục đại học) được nhà nước chăm lo gần như hoàn toàn bằng vốn ngân sách. Điều này được lý giải bởi nguyên do chỉ có nhà nước mới có đủ thẩm quyền, uy lực và tài lực để đảm đương tính công bằng, dân chủ của quốc sách giáo dục, tức là bảm đảm sự bình đẳng trong cơ may, ai cũng có thể được đi học và đạt trình độ nếu có năng lực học tập. Tuy nhiên, quay trở lại vấn đề tự chủ có giới hạn về mặt tài chính của trường đại học, chúng ta có thể thấy rằng đây còn là một vấn đề thuộc về tư duy quản lý và tư duy này cần phải thay đổi. Tự chủ có giới hạn không có nghĩa là các trường đại học vẫn lệ thuộc phần lớn vào ngân sách do nhà nước cấp, không thể mãi trông chờ vào nguồn tài chính tưởng như “vô tận” này, mà các trường đại học phải chủ động thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tư tưởng ủng hộ quyền tự chủ có giới hạn về mặt tài chính hoàn toàn khác với tâm lý thụ động, ỷ lại của một đơn vị, tổ chức này trong quan hệ với một cơ quan chủ quản khác. Như vậy, để thực hiện được tự chủ về mặt tài chính thì ngay bản thân các trường đại học cũng phải thay đổi tư duy quản lý để thích ứng hoàn cảnh mới khi được trao quyền tự chủ, vì trên thực tế một số trường đại học vẫn chưa sẵn sàng đón nhận quyền tự chủ trong hoạt động của mình mà nguyên nhân chính là tư duy quản lý vẫn theo kiểu cũ.

Như vậy, qua những phân tích nêu trên, có thể nói rằng, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học và bảo đảm thực hiện quyền này là một xu thế

khách quan. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện ở nước ta hiện nay, quyền tự chủ của các trường đại học là có giới hạn và mang ý nghĩa tương đối. Bởi lẽ, các trường đại học chưa thể hoàn toàn tự chủ, nhà nước không thể giảm bớt vai trò quản lý của mình đối với các trường đại học, mà vai trò đó cần phải được tăng cường hơn nữa. Tuy nhiên, việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước không đồng nhất với việc can thiệp ngày càng sâu của nhà nước vào hoạt động của các trường đại học. Chính vì thế, Nhà nước tăng quyền tự chủ cho các trường đại học, mở rộng phạm vi quyền tự chủ của các trường đại học và bảo đảm cho họ thực hiện quyền này thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý an toàn được xem là một trong những phương thức đổi mới quản lý giáo dục đại học khả thi, tích cực và hiệu quả. Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học phải được tiến hành song song với việc nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường đại học, đồng thời đề cao vai trò giám sát và đánh giá của toàn xã hội đối với giáo dục đại học. Đó cũng là biện pháp tích cực để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của từng trường đại học, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Tóm lại, tăng quyền tự chủ phải đi đôi với việc tăng trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị của trường đại học, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của trường đại học. Đứng về góc độ quản lý, có thể thấy rằng, tăng quyền tự chủ đồng nghĩa với quá trình phân cấp quản lý. Vấn đề đặt ra là phân cấp quản lý sao cho hiệu quả, “nới lỏng” chứ không phải “buông lỏng”, các trường đại học có quyền tự chủ hơn nhưng không có nghĩa là được tự do hoàn toàn, có thể “lũng đoạn” trong khu vực hoạt động của mình. Tính tự chủ càng cao thì tính trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị (trong trường hợp này là hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng,

tăng theo tỷ lệ thuận. Khi công cụ pháp luật phát huy hiệu quả trong quá trình quản lý thì cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh hành chính theo cơ chế chủ quản sẽ giảm dần, cơ chế bao cấp cũng sẽ bị xoá bỏ. Việc quản lý bằng pháp luật sẽ giảm tải đáng kể gánh nặng cho các cơ quan QLNN trong lĩnh vực giáo dục đại học, bởi lẽ pháp luật là đại lượng chung mà tất cả các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này bắt buộc phải tuân theo, nhà quản lý không cần can thiệp quá sâu vào hoạt động của các trường đại học nhưng vẫn giám sát chặt chẽ đối tượng này thông qua phương tiện đắc lực là pháp luật.

+ Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục cả về quy mô và chất lượng: để quá trình xã hội hoá giáo dục có thể diễn ra mạnh mẽ và đạt được những hiệu quả to lớn đòi hỏi nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đó ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội. Không gian pháp luật mà nhà nước tạo ra phải nhằm mục đích làm trong sạch hệ thống giáo dục. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là giới hạn ở việc đa dạng hoá các hình thức giáo dục, các loại hình đào tạo cũng như các nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo, mà rộng hơn thế, xã hội hoá giáo dục còn thể hiện cả ở sự đa dạng hoá nội dung, hiện đại hoá chương trình giáo dục thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Xã hội hoá giáo dục đại học đòi hỏi phải thực hiện tốt chính sách đa dạng hoá các nguồn tài chính cho giáo dục đại học. Điều đó có nghĩa là, ngoài ngân sách nhà nước, cần phải khai thác tài chính từ các nguồn như: nguồn vốn thu từ học phí; nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp cho phát triển giáo dục-

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 91 - 102)