dục nói chung ở nước ta là phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển giáo dục quốc dân, phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục đại học có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích quản lý luôn là cái mà nhà quản lý muốn hướng tới thông qua hoạt động của mình. Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, hoạt động QLNN phải nhằm tạo ra được môi trường tốt nhất để mọi người hưởng thụ nền giáo dục đại học, bảo đảm cho cơ sở giáo dục đại học hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bảo vệ và bảo đảm thi hành quyền học tập hiến định, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và điều kiện của mỗi người.
1.2 Nội dung của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học học
QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học là việc xây dựng
pháp luật nhằm thể hiện ý chí và quyền lực của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục đại học, đồng thời bảo đảm thực hiện pháp luật, từ đó phát huy được vị trí, vai trò của giáo dục đại học trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ quan niệm trên, có thể nói rằng, nội dung của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học bao hàm 3 phương diện chính sau
đây: xây dựng pháp luật, sử dụng pháp luật thông qua hoạt động triển khai tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật cũng như xử lý những vi phạm trong việc thực thi hệ thống pháp luật đó. Nội dung của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học có được triển khai đạt kết quả hay không phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả của cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật.
Theo quy định tại điều 36 của Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001), Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học, về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Cụ thể hoá nguyên tắc đó của Hiến pháp, Điều 14 Luật Giáo dục 2005 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, thông qua công cụ quản lý là pháp luật, Nhà nước thực hiện những công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đại học; tiêu chuẩn giảng viên đại học; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường đại học;
việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học;
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đại học;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục đại học;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đại học;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục đại học;
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đại học; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giáo dục đại học.
Trong những nội dung nói trên thì việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học có vai trò quan trọng hàng đầu vì đó là cơ cho việc tạo lập và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học cũng như hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý.
Tóm lại, nội dung QLNN đồng thời cũng là nội dung của hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học. Các nội dung đó rất đa dạng và phức tạp, nhưng tựu trung lại vẫn là 3 nhóm chính: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Các chương sau của luận văn sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu theo những nhóm nội dung chính yếu này.