Một số thách thức đối với nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thị trường ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Trang 61 - 65)

46 Ẩíríp c?íf O JỈV/Ể'

2.5. Một số thách thức đối với nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

2.5.1. Mát hàng đét may.

Dệt may lâu nay vân luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam song tỷ trọng mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường ASEAN còn rất nhỏ bé so với tổng k i m ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Mạt hàng này của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thách thức, nhất là khi thời điếm thực hiện A F T A đang đến gần do những khó khăn sau:

- ASEAN là một thị trường thống nhất trong hợp tác kinh tế song gồm nhiều quốc gia, mỗi quốc gia có bản sắc và đặc trưng riêng, có đặc điếm và yêu cẩu khác nhau. Hàng dệt may lại là mặt hàng mang tính thời trang cao và có tính thời vứ, do đó, việc nắm bắt nhu cầu để xuất khẩu là hết sức phức tạp. Hơn nữa, nhiều nước ASEAN cũng đang cố gắng phát triển ngành dệt may trong nước để gia công xuất khẩu nên các sản phẩm thường tương đổng với Việt Nam và mang tính cạnh tranh nhiều hơn là bổ sung cho nhau.

- Ngành dệt chậm đổi mới công nghệ, nhiều thiết bị đã sử dứng trên 20 năm nên chất lượng vải hạn chế, giá thành cao. Ngay trong giai đoạn trước khi thực hiện Hiệp định CEPT, khi thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước có mức bình quân 4 0 % m à hầu hết nguyên liệu vải phức vứ cho gia công may xuất khẩu phải phứ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Ngành may hầu hết làm theo đơn đặt hàng, mẫu m ã "vay mượn", công nghệ "vay m ượ n " và cả thị trường

cũng "vay m ượ n " nên không có khả nàng cạnh tranh cao, thị trường gia công cho nước ngoài bấp bênh, không ổn định.

OChoá tuân tứ nghiệp

- Là nước đi sau nên thị trường tiêu thụ của Việt Nam thua kém các nước Philippin, Thái Lan, Indonesia, Myanma - những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn trong khu vực. Các nước này đã sẵn có thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm của h ọ tương đối hạ, lương công nhân dưới Ì USD/giờ, tuy cao hơn Việt Nam nhưng bù lại các nước đã giảm đưậc giá thành vì tự túc đưậc nguyên liệu vải, các phụ kiện may chất lưậng cao, nhiều nhãn hiệu có uy tín. Năng suất lao động và trình độ tay nghề trong ngành dệt may của Việt Nam còn thấp, một phần là do công nghệ quá lạc hậu.

- Hầu hết các nước A S E A N đều đưa mặt hàng may mặc và da vào danh mục cắt giảm t h u ế nhanh. Nhưng hàng may mặc và da Việt Nam chủ yếu sử dụng nguyên liệu ngoại nhập hoặc gia công cho nước ngoài nên khó có điều kiện hưởng đưậc chế độ ưu đãi này khi xuất khẩu sang các nước A S E A N vì có thể hàng Việt Nam không đáp ứng đưậc tiêu chuẩn xuất xứ tối thiểu 4 0 % từ ASEAN (nếu không nhập nguyên liệu từ ASEAN).

Do đó cẩn có những giải pháp khác nhau nhằm nâng cao nội lực của ngành dệt may xuất khẩu, m ở rộng thị trường thì mới hy vọng duy trì đưậc sức cạnh tranh và nâng cao k i m ngạch xuất khẩu của ngành này.

2.5.2. Mát hàng gao.

Hiện nay, gạo là mặt hàng có ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới song trong tương lai, mặt hàng này sẽ gặp phải khá nhiều thách thức không dề giải quyết:

- Gạo của Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trước gạo của Thái Lan, Myanma, Campuchia là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu t h ế giới. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, chất lưậng gạo của Thái Lan cao hơn, giá chênh lệch không nhiều tạo điều kiện thuận lậi cho gạo xuất khẩu của Thái Lan trên thị trường t h ế giới. Hơn nữa, uy tín và thương hiệu của gạo Thái Lan đã tổn tại trên thị trường quốc tế thời gian lâu hơn gạo của Việt Nam. N ế u chúng ta đưa mặt hàng này vào chương trình CEPT ( t h u ế giảm 0-5%) thì gạo cao cấp của Thái Lansẽ tràn ngập thị trường Việt Nam thoa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân.

- Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam rất kém, ít nhất 2 0 % lưậng lúa thất thoát trong khâu thu hoạch. Các khâu sau thu hoạch như thu mua, vận

ychửá luận tối Htịhìĩp

chuyển, bảo quản, xay xát,... chưa tổ chức tốt. Tình hình này ảnh hưởng đến

chất lượng và hiệu quả kinh doanh gạo xuất khẩu.

- Các nước nhập khẩu gạo lớn ở A S E A N là Philippin, Indonesia, Malaysia đều đã đưa gạo vào danh mục nhạy cảm cao và chỉ đưa vào cắt giảm theo chương trình CEPT tặ năm 2010 và kết thúc vào năm 2020. Do đó, nếu ta có đưa gạo vào thực hiện CEPT sớm thì tặ nay đến năm 2010 cũng không

được hưởng ưu đãi của các nước này.

Tặ đó có thể thấy, Việt Nam chỉ có thể tăng sản lượng xuất khẩu gạo sang A S E A N qua việc dẩy mạnh đàm phán song phương hoặc theo kênh hợp tác kinh tế chung A S E A N chứ chưa khai thác được khả năng tăng xuất khẩu sang A S E A N theo cơ chế cùa CEPT trước 2010.

N h ư vậy, đối với mặt hàng gạo, dù được coi là nông sản mang lại lợi thế

cạnh tranh cho Việt Nam nhưng nếu ngay tặ bây giờ không có định hướng cụ thể cho mặt hàng này thì sẽ khó vượt qua được những thách thức trên. 2.5.3. Mát hàng cà phê.

Thực hiện CEPT đối với mặt hàng cà phê, Việt Nam chỉ thuận lợi khi xuất khẩu cà phê nhân ít qua chế biến, xuất khẩu thành phẩm sẽ gặp khó khăn

vì năng lực và kỹ thuật chế biến cà phê trong nước thấp. Các cơ sở chế biến cà phê của ta được đầu tư ở dạng thô sơ nên chất lượng cà phê sau sơ chế thấp, độ ẩm lớn, tỷ lệ hạt đen vỡ nhiều, tạp chất vượt quá quy định, khách hàng mua cà phê Việt Nam phải qua tái chế ở một nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ, do đó cà phê của ta bị mất giá.

Tham gia Hiệp định CEPT, Việt Nam sẽ không phải lo ngại về khả

năng cạnh tranh xuất khẩu cà phê hạt với các nước trong khối, nhưng cà phê chế biến của Việt Nam sẽ khó có khả năng cạnh tranh với các nước khác. Ngay như khi mức t h u ế nhập khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm cà phê c h ế biến là 4 5 % m à hàng cà phê chế biến ngoại nhập vẫn c h i ế m thị phần đáng kể ở Việt Nam. N ế u ngành cà phê không có chiến lược đẩu tư thích đáng vào ngành công nghiệp chế biến thì mặc dù cà phê là lợi t h ế của Việt Nam nhưng khi thuế nhập khẩu mặt hàng này giảm xuống còn 5 % vào năm 2006 sẽ khó có điều kiện cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước và khu vực.

~Kítaú luận tối ti ụ ít iệp

2.5.4. Mặt hàng thụy sản.

Tuy Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên cộng với giá nhân công rẻ song hàng thúy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức:

- Hầu hết các nước A S E A N (trừ Lào) đỷu có điều kiện thuận lợi cho phát triỷn xuất khẩu thúy sản, cạnh tranh trong buôn bán sẽ gay gắt, trong đó Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất (đạt 3,4 tỷ USD/năm), tiếp theo là Indonesia (trên 1,4 tỷ USD/năm) [42].

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thiếu thốn, công suất tàu thuyền nhỏ, chủ yếu chỉ khai thác thúy sản ở gần bờ làm nguồn tài nguyên hải sản ven biỷn bị cạn kiệt, hiệu quả xuất khẩu không cao. Trong khi đó, t i ề m năng hải sản ở vùng xa bờ chưa được khai thác triệt đỷ.

- Công nghệ chế biến, bảo quản còn lạc hậu, chủng loại sản phẩm thúy sản c h ế biến chưa phong phú. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thì những yếu k é m về công nghệ sau thu hoạch hiện nay đã làm giá trị thúy sản Việt Nam giảm đi bình quân 20-30%.

Do vậy, đối với các mặt hàng thúy sản, việc thực hiện CEPT sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước m à vấn đề cần được quan tâm chính là ngành thúy sản phải có chiến lược phát triỷn toàn diện đỷ tăng k i m ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN trong thời gian tới.

*

* *

T ó m lại, mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt m à Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập A S E A N nhưng cơ hội đối với nước ta không phải là nhỏ. Qua những thống kê về tốc độ tăng trưởng về thị trường A S E A N ta thấy đây là một thì trường rất lớn và đầy t i ề m năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều quan trọng là Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải biêt nắm bắt cơ hội lớn này, phải có những giải pháp đồng bộ đỷ hạn c h ế những thách thức và tận dụng triệt đỷ những cơ hội do A F T A mang

lại.

3Cltaá luận tứ nạkiĩệt

CHƯƠNG HI

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thị trường ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)