Cơ cấu hàng hoa xuất khẩu chua tận dụng được những lợi ích do AFTA mang lại.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thị trường ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Trang 53 - 54)

46 Ẩíríp c?íf O JỈV/Ể'

2.1.Cơ cấu hàng hoa xuất khẩu chua tận dụng được những lợi ích do AFTA mang lại.

AFTA mang lại.

Về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường A S E A N chủ yếu là dầu thô, gạo, đỗ, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu, rau quả tươi, thúy sản, thép, gỗ, than, thiếc, hàng thủ công mỹ nghệ,... Trong số các mặt hàng nông sản, những mặt hàng được các nước thành viên A F T A bổ sung vào CEPT chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi những mặt hàng chủ đạo như dầu thò và nông sản chưa chế biến chiếm hầu hết k i m ngạch xuất khẩu sang A S E A N của Việt Nam hiện nay. Hiệp định CEPT chủ yếu mang lại lợi ích cho các mặt hàng công nghiệp chế biến bởi vì mủc cắt giám thuế suất lớn áp dụng đối với các mặt hàng này. N h ư vậy, nhũng nước có trình độ phát triển cao như Singapore, Malaysia sẽ có ưu thế hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa khi các hàng rào t h u ế quan và phi thuế quan bị cắt giảm và xoa bỏ. Do đó, việc dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng những sản phẩm công nghiệp chế biến do cắt giảm thuế quan trở thành một nhân tố kích thích quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tác động nàysẽ gây ra

những ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu ngành và cơ cấu vùng của Việt Nam. Trong số sản phẩm công nghiệp c h ế tạo, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và nhất là trí tuê cao còn rất

~Kítaú luận tối ti ụ ít iệp

nhỏ, xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với t i ề m năng nén các doanh nghiệp Việt Nam chưa được hưởng lợi nhiều từ việc thực hiện Hiệp định CEPT.

Hiện tại, việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu mới chỉ mang ý nghĩa tích cực trong việc tạo ra công ăn việc làm, chưa thay đổi được về căn bản hiện trạng cẫa công nghiệp xuất khẩu cẫa Việt Nam, chưa tạo ra được những ngành công nghiệp gắn kết với nhau để cùng hướng về xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn. Đây cũng là lý do giải thích tại sao cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực nhưng tổng k i m ngạch xuất khẩu vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thị trường ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Trang 53 - 54)