Những ưu điểm và kết quả công tác của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường ở thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ bí thư xã, phường trên địa bàn thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 54 - 66)

tỉnh Đồng Tháp - thực trạng, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm

1.4.1. Những ưu điểm và kết quả công tác của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường ở thành phố Cao Lãnh ủy xã, phường ở thành phố Cao Lãnh

1.4.1.1. Về quán triệt các Nghị quyết của Đảng về cán bộ vào xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường

Các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới đã được các cấp ủy đảng ở tỉnh Đồng Tháp quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện, thị ủy triển khai các nghị quyết về công tác cán bộ đến cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong đó chủ yếu là các xã, phường. Chỉ đạo các đảng ủy xã, phường xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết, trong đó coi trọng xây dựng cán bộ chủ chốt ở cơ sở và bí thư đảng ủy xã, phường.

Công tác quy hoạch cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo ngay từ đầu nhiệm kỳ với việc ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 09 tháng 9 năm 2011. Trên tinh thần đó, tất cả các cấp uỷ, các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh đều triển khai công tác quy hoạch đúng quy trình, tiến độ. Thực hiện nguyên tắc thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành Hướng dẫn số 18- HD/BTCTU ngày 21 tháng 01 năm 2013 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Ban tổ chức Tỉnh ủy về công tác cán bộ đến năm 2020. Đồng thời, Tỉnh ủy đã ban hành quy định tiêu chuẩn đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo các cấp, trong đó có tiêu chuẩn bí thư đảng ủy xã, phường. Tỉnh ủy còn ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất quan điểm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đổi mới việc đánh giá, quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ và chỉ đạo các huyện, thị triển khai đề

án đó gồm: chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, kết luận hội nghị Ban Chấp hành Trương ương 6 khóa IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3 và 7 khóa VIII, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên môn.

Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 và Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ- UBND ngày 18 tháng 6 năm 2010 quy định về số lượng chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Sau 2 năm triển khai thực hiện đề án về công tác cán bộ cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới sự chỉ đạo của Ban tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, các xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã tiến hành điều tra, khảo sát về tình hình thực hiện đề án cán bộ của Tỉnh ủy. Trong đó chú ý đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã, phường, chú trọng hơn đến xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung, xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng được Tỉnh ủy, Thành ủy hướng dẫn cụ thể, tỷ mỷ và được thực hiện nghiêm chỉnh. Thành ủy Cao Lãnh đã chọn điểm chỉ đạo, sau đó rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện trong toàn thành phố. Đây là một bước đổi mới quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Thành ủy. Nhờ đó, công tác xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường của thành phố Cao Lãnh có nhiều tiến bộ và đạt kết quả tốt.

Nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, quán triệt Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy Đồng Tháp trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được xây dựng, chỉ đạo các cấp ủy căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, mô hình tổ chức xây dựng quy hoạch cán bộ cho từng thời kỳ, trên tất cả các khâu như tạo nguồn đưa vào quy hoạch, quản lý cán bộ trong quy hoạch bí thư đảng ủy xã, phường.

Kiểm tra tại Đảng ủy Phường 2, thành phố Cao Lãnh cho thấy, trong quá trình thực hiện quy hoạch, Đảng ủy phường gắn công tác quy hoạch với đánh giá cán bộ hàng năm, trong đó chú trọng tiêu chuẩn, hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành của cán bộ; đồng thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo hướng “động” và “mở”, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chức danh lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Đảng ủy Phường 2 cơ bản đảm bảo yêu cầu cơ cấu về độ tuổi, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, Đoàn công tác lưu ý Đảng ủy Phường 2 cần chú trọng phát triển tỷ lệ nữ và cán bộ Đoàn khi xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chức danh lãnh đạo.

Tại xã Tân Thuận Đông, cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch đã có bước tiến bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ cơ bản được thực hiện theo quy hoạch. Trong đó, độ tuổi cán bộ quy hoạch từ 35 đến 45 tuổi chiếm 50%, dưới 35 tuổi chiếm 46%, cán bộ nữ trong Ban Chấp hành và Ban Thường vụ chiếm từ 14 - 49%. Đoàn công tác cho rằng, cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch chưa cân đối, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Do đó, Đoàn công tác yêu cầu trong thời gian tới, Đảng ủy xã Tân Thuận Đông cần bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đủ phẩm chất, năng lực, bảo đảm 3 độ tuổi, có tính

kế thừa, phát triển và kịp thời đưa đi đào tạo cán bộ trong quy hoạch để đạt chuẩn theo quy định.

Về tạo nguồn bí thư đảng ủy xã, phường, trước hết đảng ủy xã, phường, nhất là Ban Thường vụ đảng ủy xã, phường chủ động lựa chọn những cán bộ trẻ, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ở các cương vị đứng đầu các tổ chức của hệ thống chính trị xã, phường đưa vào quy hoạch bí thư đảng ủy xã, phường phục vụ yêu cầu trước mắt. Ngoài ra, các cấp ủy còn chú ý xây dựng quy hoạch bí thư đảng ủy xã, phường trong thời gian dài. Các cấp ủy đã phân tích số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ để phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch, gồm: cán bộ được đào tạo cơ bản, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ cao hơn; Cán bộ có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý, tổ chức thực tiễn; Cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác và cán bộ cần phân công, bố trí lại công tác.

Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá cán bộ, ý kiến nhận xét của tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nơi cán bộ công tác để nhận xét, phân loại cán bộ và xây dựng quy hoạch một số chức danh chủ chốt, trong đó có bí thư đảng ủy xã, phường. Những cán bộ này do thường vụ cấp ủy tiến hành phân loại sau khi nghe ý kiến của từng đồng chí ủy viên thường vụ, kết quả điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ sau đó được tổng hợp làm căn cứ thực tiễn cho quy hoạch. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện, thị hướng dẫn cơ sở chú trọng lựa chọn đưa vào quy hoạch những người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của chức danh đảm nhiệm, ngoài những tiêu chuẩn do Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) quy định.

Công tác quy hoạch đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã, phường phải được thực hiện trên tinh thần các nguyên tắc:

- Phải đảm bảo “mở” và “động”. “Mở” là không khép kín trong từng địa phương, đơn vị, không hạn chế trong một số ít người được định sẵn một

cách chủ quan. “Động” là quy hoạch được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh theo sự phát triển của cán bộ. Kịp thời bổ sung những nhân tố mới. Cần quy hoạch 2 đến 3 đồng chí dự bị cho một chức danh bí thư đảng ủy; mỗi đối tượng được quy hoạch dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh.

- Cán bộ trong quy hoạch phải được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn và phải được quản lý theo quy chế phân cấp quản lý đối với cán bộ đương chức.

Tỉnh ủy nhấn mạnh đối với việc lựa chọn cán bộ chủ chốt là bí thư đảng ủy xã, phường thì ngoài tiêu chuẩn chung, người cán bộ phải có năng lực, trí tuệ tổng hợp, được thể hiện ở khả năng phát hiện sớm những vấn đề nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, biết tổ chức lực lượng, thuyết phục, lôi cuốn quần chúng, giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả.

Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, tiến hành tổ chức các hội nghị: Hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, thành phần tham dự gồm: các bí thư chi bộ, trưởng phó các ngành đoàn thể xã, phường; Hội nghị ban chấp hành đảng bộ xã, phường và cuối cùng là Hội nghị ban thường vụ đảng ủy xã, phường tiến hành thảo luận, tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân và đánh giá từng trường hợp cụ thể, sau đó đưa vào quy hoạch chức danh bí thư đảng ủy xã, phường theo hình thức bỏ phiếu kín, quyết định theo đa số. Báo cáo kết quả lên ban thường vụ Thành ủy, Thành ủy phê duyệt và quyết định danh sách quy hoạch.

Công tác quy hoạch bí thư đảng ủy xã, phường được các cấp ủy đảng từ Thành ủy đến xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh luôn được quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đến nay, các xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã xây dựng xong quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, phường giai đoạn 2015-2020. Quy hoạch này được Ban thường vụ Thành ủy phê duyệt và tổ chức thực hiện. Hàng năm, Thành ủy tổ chức đánh giá chất lượng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường trên cơ sở đánh giá từng cán bộ, rà soát lại số cán bộ trong quy hoạch để có những điều chỉnh, bổ sung cho thích hợp; xây dựng

quy hoạch cán bộ chuẩn bị cho giai đoạn sau. Từ kết quả của công tác quy hoạch cán bộ, các cấp ủy xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ vào những vị trí cụ thể để phát huy năng lực của từng cán bộ, cũng như lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh dự nguồn.

1.4.1.3. Về đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường những năm qua được các cấp ủy đảng quan tâm. Tỉnh ủy và Thành ủy thành phố Cao Lãnh đã sử dụng nhiều loại hình đào tạo như đào tạo tập trung dài hạn, đào tạo tại chức, đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày, nội dung được cải tiến, đi sâu đào tạo các chuyên ngành, đào tạo chuyên môn phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

Hàng năm, Tỉnh ủy giao cho Ban tổ chức Thành ủy rà soát và kết hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy với Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho bí thư đảng ủy xã, phường và cán bộ xã, phường trên địa bàn thành phố không có điều kiện đi học tập trung dài ngày. Mỗi năm, Thành ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho từng đối tượng và từng chức danh cụ thể, trong đó ưu tiên đào tạo cán bộ nữ và cán bộ trẻ. Đối với những cán bộ trẻ tuổi thuộc diện quy hoạch dài hạn bí thư đảng ủy xã, phường dứt khoát phải đi học tập trung dài hạn, một số ít trường hợp cán bộ thuộc diện quy hoạch ngắn hạn bí thư đảng ủy xã, phường có thể cư đi đào tạo tại chức tại chường chính trị tỉnh. Do vậy, hầu hết bí thư đảng ủy xã, phường của thành phố Cao Lãnh đều học xong trung cấp lý luận chính trị, một số học cao cấp lý luận, ngoài ra họ còn tham gia học các lớp quản lý hành chính nhà nước tại tỉnh, thành phố. Một số bí thư đảng ủy xã, phường trên địa bàn được cử đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, công

tác quản lý nhà nước; một số bí thư đảng ủy đã và đang học các lớp cao học lý luận chính trị của Trường Đại học Vinh liên kết với Trường Đại học Đồng Tháp. Ngoài ra, tỉnh và thành phố còn mở nhiều lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ... cho cán bộ, công chức dự nguồn cấp xã, phường.

Ngoài hình thức đào tạo tập trung dài hạn tại các trường, các hình thức khác như đào tạo tại chức tại thành phố, mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề tại thành phố để đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng nâng cao trình độ văn hóa, cập nhật một số thông tin cần thiết. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường ở các trường, nhiều xã, phường còn thực hiện tốt việc thực hiện đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện cho cán bộ dự bị bí thư đảng ủy xã, phường thực hiện quá trình tự đào tạo. Các xã, phường còn có chế độ chính sách trợ cấp cho cán bộ, công chức đi học tập trung, nhằm khuyến khích cán bộ yên tâm học tập, trong đó quan tâm hơn đến những cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức danh chủ chốt của xã, phường, nhất là thuộc diện quy hoạch bí thư đảng ủy xã, phường.

Thực tế ở thành phố Cao Lãnh cho thấy, để đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả, việc chọn người để đưa đi đào tạo là rất quan trọng, điều này phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, dựa vào quy hoạch cán bộ và việc đánh giá, lựa chọn cán bộ. Thời gian qua, ở một số xã, phường, việc tuyển chọn đưa cán bộ xã nói chung, bí thư đảng ủy xã nói riêng còn mang tính hình thức mà chưa thực sự chú ý đến những yêu cầu trên, do đó, những cán bộ này dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng ở trường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ bí thư xã, phường trên địa bàn thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w