Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng tất cả các khâu trong công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ bí thư xã, phường trên địa bàn thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 77 - 92)

tác cán bộ

Tiếp tục đổi mới trong việc xây dựng và ban hành các nghị quyết, quy định, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức các hoạt động của Đảng, phát huy chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đảng viên trong việc tham mưu đề xuất thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thường xuyên thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình trong đảng.

Các cấp ủy cơ sở làm tốt công tác điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc phù hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị; trong công tác lãnh đạo, điều hành luôn bám sát quy chế để thực hiện, việc xây dựng, ban hành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch được tập thể thảo luận, đóng góp, tạo sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và đơn vị.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Thành ủy hướng về cơ sở, duy trì và thực hiện tốt chế độ lãnh đạo cấp ủy tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân để lắng nghe những ý kiến đóng góp, những kiến nghị của nhân dân, trên cơ sở đó, đề ra những chủ trương, nghị quyết phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Định kỳ, Ban Thường vụ Thành ủy nghe các đoàn thể báo cáo kết quả hoạt động, qua đó định hướng những nhiệm vụ trọng tâm để cho từng đoàn thể phát huy vai trò tham mưu, đề xuất để xây dựng chương trình hành động sát với thực tế hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động, củng cố tổ chức hội và phát triển đoàn viên, hội viên.

Trên cơ sở các cấp uỷ đảng trong tỉnh có sự nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng và sự bức thiết của việc xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, phường, vấn đề trọng tâm hiện nay là đổi mới, thực hiện đồng bộ và nâng cao chất lượng tất cả các khâu trong công tác cán bộ ở cơ sở.

Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 26 tháng 10 năm 2012 về việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, kết quả có chuyển biến nhất định, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương được tốt hơn; tinh thần thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên được nâng lên, công tác nhận xét, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên bảo đảm thực hiện đúng quy trình, nâng cao chất lượng, kịp thời chấn chỉnh tình trạng chạy theo thành tích trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng; việc đánh giá cán bộ, đảng viên làm cơ sở cho nhận xét, đánh giá đề bạt, bố trí, điều động luân chuyển cán bộ, công tác tự phê bình và phê bình được phát huy cao hơn, đoàn kết nội bộ được tăng cường. Chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, thực hiện tốt việc học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc tổ chức triển khai học tập các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng được các cấp ủy thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế: một số chi bộ, đảng bộ chưa quản lý tốt cán bộ, đảng viên khi tham dự các lớp học tập chỉ thị, nghị quyết.

2.2.1.1. Đánh giá đúng cán bộ

Ở thành phố Cao Lãnh, trong những năm qua, nhìn chung công tác cán bộ đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách làm, trong đó công tác đánh giá cán bộ có một số mặt tiến bộ. Tuy vậy, việc đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu kém nhưng chậm được khắc phục, chất lượng đánh giá cán bộ còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các cấp uỷ đảng còn nhiều lúng túng trong cách thức đánh giá cán bộ.

Điều này thể hiện rõ trong Báo cáo của Thành ủy thành phố Cao Lãnh: Công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên hàng năm ở một số chi bộ, đảng bộ cơ sở còn thiếu tính chính xác. Tình hình tư tưởng chưa thật ổn định, sự đồng thuận chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng còn hạn chế, chưa có biện pháp tích cực để ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sắp xếp tổ chức đảng trực thuộc cấp uỷ cơ sở phù hợp theo quy định Trung ương và của Tỉnh uỷ. Trước hết và quan trọng là các cấp uỷ đảng phải nhận thức đúng và tiến hành chặt chẽ khâu đánh giá cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX: "Cần tập trung đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy chế đánh giá cán bộ" [25, tr.110].

Để đánh giá đúng bí thư đảng uỷ xã, phường là một việc khó, thậm chí là rất khó. Bởi vì, bí thư đảng uỷ xã, phường cũng là một con người bằng xương bằng thịt, mà con người - như C.Mác viết - "trong tính hiện thực của nó, bản chất con

người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" [31, tr.11]. Họ chịu sự quy định của một loạt các mối quan hệ xã hội như: quan hệ với đường lối của Đảng, với chính sách và pháp luật của Nhà nước; quan hệ với tổ chức, cơ quan; quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn; quan hệ với gia đình; quan hệ với quần chúng nhân dân trên địa bàn làm việc và cư trú... Trong khi đó, đánh giá cán bộ phải tìm ra và phản ánh đúng đắn bản chất của cán bộ, của người bí thư đảng uỷ cơ sở theo tiêu chuẩn cán bộ của Đảng.

Đối với thành phố Cao Lãnh, để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, phường trong giai đoạn hiện nay cần nắm vững và dựa trên những quan điểm, chủ trương của Đảng - được nêu trong Nghị quyết lần thứ ba, thứ năm và thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (cùng với quy chế đánh giá cán bộ được ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-TW ngày 04-5- 1999 của Bộ Chính trị khoá VIII), đặc biệt cần chú ý một số vấn đề sau:

Chủ thể đánh giá: Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba khoá VIII chỉ rõ:

"Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp uỷ, tổ chức đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá" [21, tr.86]. Như vậy, đối với đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, chủ thể đánh giá là: cấp uỷ, tổ chức đảng nơi đồng chí bí thư sinh hoạt, công tác; tập thể Thành uỷ, mà trước hết là Ban Thường vụ Thành ủy Cao Lãnh, với sự tham mưu của Ban Tổ chức Thành ủy.

Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, phường và từng bí thư đảng uỷ cấp xã, phường, các chủ thể đánh giá phải thật sự công tâm, khách quan, trung thực. Bởi vì, đánh giá là sự phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể đánh giá. Nếu người đánh giá (chủ thể đánh giá) mắc phải những sai lầm như chủ nghĩa cá nhân, tiêu cực, vụ lợi, cơ hội, bè phái, địa phương chủ nghĩa, thì chắc chắn khi đánh giá sẽ làm méo mó, xuyên tạc đối tượng được đánh giá, dẫn đến tình trạng "thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét

nhau bồ hòn cũng méo". Điều đó đòi hỏi cấp uỷ, người lãnh đạo, người làm công tác cán bộ phải có động cơ trong sáng, vì lợi ích của Đảng, của nhân dân, tránh phạm sai lầm chủ quan. Về điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một bài học lớn. Theo Người, biết người cố nhiên là khó, tự biết mình cũng không phải là dễ. Nếu không tự biết mình thì khó mà biết người.

Vì vậy, muốn đánh giá đúng thực chất sự đúng sai ở cán bộ (đối tượng được đánh giá) thì trước hết phải biết sự đúng sai ở mình (chủ thể đánh giá), mình đánh giá với động cơ, mục đích nào, nếu không, thì không thể nhận thức được cán bộ đó tốt hay kém. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra 4 căn bệnh mà người lãnh đạo thường mắc phải đó là: tự cao tự đại; ưa người ta nịnh mình; do lòng yêu ghét của mình đối với người, đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Theo Người, phạm trong 4 bệnh đó thì cũng như mắt đang mang kính có màu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật của những cái mình trông. Cho nên, để thấy rõ đánh giá đúng bản chất cán bộ thì cấp uỷ, tổ chức đảng phải không ngừng hoàn thiện và kiện toàn tổ chức mình, còn đối với cán bộ lãnh đạo, người làm công tác cán bộ phải thường xuyên tự rèn luyện, đánh giá bản thân mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét đánh giá cán bộ càng đúng, càng chính xác.

Phương pháp đánh giá

Để đánh giá đúng cán bộ, điều quan trọng là phải có phương pháp đánh giá khoa học. Trước hết, phải quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, thực tiễn và lịch sử - cụ thể của phương pháp biện chứng duy vật.

Đối với người bí thư đảng uỷ cấp xã, phường cần xem xét một cách toàn diện về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lối sống, tác phong công tác, các mối quan hệ xã hội của họ, cả những ưu, khuyết điểm, sở trường, sở đoản của họ, đặc biệt chú ý quan hệ công tác, quan hệ xóm giềng, nơi sinh sống, quan hệ bạn bè... của họ, từ đó tổng hợp lại, mới hiểu được bản chất của người được đánh giá.

Muốn đánh giá đội ngũ bí thư đảng của xã, phường hiện tại và đội ngũ kế cận chức danh này được toàn diện như vậy phải thu thập thông tin từ nhiều kênh như: tập thể cấp uỷ xã, phường, cán bộ cấp dưới, đảng viên trong đảng bộ và nhân dân trên địa bàn nơi họ công tác và nơi họ sinh sống, cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cơ quan chuyên theo dõi quản lý họ và bản thân họ tự đánh giá.

Để có phương pháp đánh giá đúng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng biến hoá, vì vậy cách xem xét cán bộ cũng không thể cứng nhắc, định kiến. Một cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, không chắc gì sau này không bị sai lầm? Người viết: "Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi [32, tr.346].

Vì vậy, muốn đánh giá đúng cán bộ còn phải nắm vững sự diễn biến tư tưởng của cán bộ qua từng lúc, từng giai đoạn khác nhau, nhất là trong những lúc, những điều kiện khó khăn nhất trong cuộc sống và trong công tác. Chính những thời điểm đó ta mới thấy rõ cán bộ nào là người giữ vững lập trường cách mạng, kiên định, vượt qua thử thách; cán bộ nào dao động, cơ hội, giúp cho việc đánh giá cán bộ hiệu quả và chính xác hơn.

Đánh giá ưu, khuyết điểm của cán bộ cũng cần phân tích một cách khách quan, nhất là khuyết điểm. Khuyết điểm nào thuộc về lập trường quan điểm, khuyết điểm nào thuộc về đạo đức, khuyết điểm nào thuộc về tác phong, trình độ, năng lực... để có sự cân nhắc nặng, nhẹ một cách đúng đắn.

Đổi mới công tác quản lý cán bộ cũng là phương pháp để hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Việc xem nhẹ, buông lỏng quản lý khiến cho cấp uỷ hoặc cơ quan quản lý không nắm, không hiểu được cán bộ, không theo dõi kịp thời những diễn biến tư tưởng và hành động của cán bộ, dẫn đến việc bố trí vào đội ngũ bí thư đảng

uỷ cơ sở những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất lòng tin với nhân dân.

Đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh cụ thể. Đối với chức danh bí thư đảng uỷ xã, phường, ngoài việc căn cứ vào những tiêu chuẩn chung theo tinh thần Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII, các cấp uỷ đảng cần xác định tiêu chuẩn riêng đối với chức danh này về tuổi đời, giới tính, dân tộc, chuyên môn... Từ đó gắn với trách nhiệm được giao, nhiệm vụ được phân công, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ, qua đó mà xem xét, đánh giá đức và tài. Tránh tình trạng bí thư đảng uỷ xã, phường được đánh giá tốt, mà công tác vận động quần chúng trên địa bàn đó lại kém, kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thấp, an ninh trật tự bất ổn. Đánh giá đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, phường phải trên cơ sở lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân làm thước đo chủ yếu.

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong đánh giá đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, phường hiện nay, cần thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai theo một quy trình hợp lý mang tính nguyên tắc:

+ Trước hết, phải căn cứ vào hồ sơ và tự đánh giá của cán bộ.

+ Tiến hành lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên nơi cán bộ công tác và của tổ chức đảng ở địa bàn nơi cán bộ cư trú.

+ Trên cơ sở hồ sơ cán bộ (trong đó có tự đánh giá của cán bộ) cùng với ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cấp uỷ quản lý cán bộ thảo luận một cách dân chủ, tập thể lãnh đạo quyết định theo đa số. Trong việc đánh giá cán bộ, lãnh đạo, cấp trên cần quan tâm kiểm tra, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để việc đánh giá cán bộ được chính xác, nhất là việc đánh giá để sắp xếp, đề bạt, bố trí vào chức danh bí thư đảng uỷ cơ sở xã, phường.

Trước những bất cập trong đánh giá cán bộ trong thời gian qua, Ban Tổ chức thành phố Cao Lãnh đã tham mưu cho Thành ủy Cao Lãnh chỉ đạo và thực hiện một số nội dung sau:

+ Tăng cường công tác chỉ đạo trong việc thực hiện đánh giá cán bộ, đồng thời khắc phục và uốn nắn ngay một số đơn vị thuộc cấp mình quản lý chưa thực hiện tốt khâu đánh giá, phân tích chất lượng cán bộ hàng năm.

+ Có biểu dương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, gắn với kết quả bình xét đơn vị trong sạch, vững mạnh hàng năm; đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm tổ chức và cá nhân xem nhẹ việc đánh giá cán bộ, phản ánh và báo cáo kết quả chưa đúng sự thật, chưa dân chủ trong đánh giá và xếp loại cán bộ.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm tra kết quả, phân loại cán bộ đối với đơn vị trực thuộc.

Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đưa vào hồ sơ cán bộ để theo dõi, giúp cơ quan quản lý cán bộ nắm và hiểu được

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ bí thư xã, phường trên địa bàn thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w