Quyền bình đẳng của phụ nữ trong các vấn đề dân sự pháp lý theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 43 - 45)

lý theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới

Đối với nhiều quốc gia, đây là lĩnh vực mà phụ nữ thường bị phân biệt đối xử. Chẳng hạn, ở một số nước, phụ nữ không có quyền sở hữu về tài sản, không có quyền kí kết hợp đồng nhân danh cá nhân. Trong lĩnh vực quan hệ pháp luật gia đình, tại nhiều quốc gia, phụ nữ vẫn bị cưỡng bức kết hôn, không có quyền bình đẳng với nam giới trong việc li hôn, thậm chí phải chịu đựng tệ nạn bạo lực gia đình và các tục lệ, tập quán truyền thống có hại cho sức khỏe như tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (GFM), tục tảo hôn, mang thai sớm…

Thường thì những sự phân biệt đối xử như vậy đối với phụ nữ xuất phát từ những tập tục truyền thống lâu đời, có sức ỳ cao và rất khó xâm nhập để thay đổi chúng nhằm mang lại cho phụ nữ sự giải phóng thực sự. Do đó, việc Công ước CEDAW trực tiếp ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ về dân sự và pháp lí có ý nghĩa bảo đảm cho phụ nữ có được đầy đủ các quyền mà pháp luật thừa nhận trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.

Phù hợp với sự ghi nhận đó, Công ước CEDAW qui định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tạo cơ chế và áp dụng tích cực những biện pháp để phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong các mối quan hệ có tính chất dân sự, như tự do lựa chọn nơi cư trú, quyền tự quyết trong các quan hệ về sở hữu tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình, nhất là trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hạnh phúc cá nhân của họ như việc sinh con, nuôi dạy con… Những qui định này một mặt có tác dụng tạo cho người phụ nữ có địa vị thực sự bình đẳng với nam giới khi phải quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ, mặt khác góp phần bảo vệ phụ nữ khỏi nạn bạo lực gia đình nói riêng và nạn bạo lực nói chung.

Bên cạnh việc ghi nhận quyền bình đẳng chung của phụ nữ về dân sự - pháp lí, Công ước CEDAW còn dành sự quan tâm đáng kể đối với đối tượng là phụ nữ sống ở các vùng nông thôn. Điều 14 của Công ước CEDAW xác

nhận, phụ nữ nông thôn thuộc nhóm phụ nữ có những vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước, bởi họ chính là những người phải chịu đựng nhiều nhất gánh nặng của sự bất bình đẳng về nhiều lĩnh vực, nhất là việc chỉ được hưởng quá ít, thậm chí là không được hưởng thành quả lao động của bản thân hay lợi ích từ sự phát triển. Vì vậy, Công ước CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng các kế hoạch hành động để bảo đảm cho phụ nữ nông thôn có được những điều kiện sống thích đáng, tạo điều kiện để họ được tham gia vào các chương trình phát triển, giáo dục đào tạo cũng như được hưởng thụ lợi ích từ sự phát triển nông thôn.

Đối với Việt Nam, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Vì vậy, nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong hôn nhân gia đình đã được nhiều văn bản qui phạm pháp luật qui định. Tuy vậy cho đến nay, gia đình vẫn là nơi ẩn chứa nhiều định kiến giới. Định kiến giới được truyền từ đời này sang đời khác, trong môi trường gia đình. Điển hình là tư tưởng coi con trai hơn con gái, tài sản thừa kế chủ yếu để cho con trai, chồng là trụ cột gia đình... Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, những tồn tại đó cần được khắc phục. Góp phần đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực này, Luật Bình đẳng giới cũng đã có những qui định cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ gia đình: (1) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; (2) Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; (3) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo qui định của pháp luật; (4) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; (5) Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Qui định đã chỉ rõ bình đẳng giới trong gia đình thể hiện ở việc vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc quyết định quản lí tài sản chung như thế nào, sử dụng tài sản chung như thế nào, định đoạt tài sản chung ra sao. Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo qui định của pháp luật. Con trai, con gái tạo được chăm sóc giáo dục, tạo điều kiện như nhau để học tập và phát triển. Mọi thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam có qui định "vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm".

Bên cạnh đó, Luật cũng miêu tả khá rõ các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình, cụ thể: (1) Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lí do giới tính; (2) Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; (3) Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lí do giới tính; (4) Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lí do giới tính; (5) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)