bình đẳng của phụ nữ
Sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời, cơ quan có thẩm quyền về bình đẳng giới được hình thành và củng cố, trong đó vấn đề bảo đảm thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh việc phân công Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Chính phủ đã kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Để đảm bảo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới với tổ chức liên ngành vì sự tiến bộ của phụ nữ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và xã hội làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và Bộ Lao động -Thương binh và xã hội là Thường trực của Ủy ban Quốc gia. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục duy trì và kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở đơn vị, địa phương mình phù hợp với tình hình mới. Một số địa phương đã thành lập phòng Bình đẳng giới thuộc Sở Lao động thương binh xã hội hoặc thành lập bộ phận làm công tác bình đẳng giới thuộc Văn phòng Sở Lao động thương binh xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các địa phương thành lập, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ theo hướng gắn kết với công tác bình đẳng giới.
Như vậy, để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống thì Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới, đồng thời xây dựng được một bộ máy quốc gia từ Trung ương, các Bộ, ngành đến địa phương nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là cơ sở để thực hiện các nội dung về bình đẳng giới trong thực tiễn.
Chương 3