Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 98 - 101)

- Quyền bình đẳng của phụ nữ về y tế

3.3.1. Phương hướng chung

- Phấn đấu bảo đảm thực hiện các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới có hiệu quả.

Phấn đấu để đạt được bình đẳng giới thực sự là vấn đề nhân loại tiến bộ không ngừng quan tâm. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, thực trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội và cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ. Thực tiễn cho thấy có pháp luật tốt về quyền bình đẳng của phụ nữ vẫn chưa đủ mà còn

cần có những hoạt động cụ thể để đưa các qui định pháp luật đó vào cuộc sống. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội có lẽ quyền bình đẳng của phụ nữ là lĩnh vực có khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn lớn nhất. Do đó, để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết 11 nêu ra thì vấn đề tăng cường các biện pháp để bảo đảm thực hiện tốt quyền bình đẳng của phụ nữ là hướng được ưu tiên hàng đầu.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về công tác phụ nữ và quyền bình đẳng của phụ nữ.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về công tác phụ nữ và ý thức trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Quán triệt các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo bước chuyển biến về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.

- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu

Các cấp, các ngành cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực gia đình. Nghiên cứu và thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" và giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu rèn luyện người phụ nữ theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn - thành thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ nông thôn, miền núi

Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn - thành thị có tính chất lâu dài, đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều ngành, nhiều tổ chức, của tất cả các cấp và chính người nghèo và nó phải được thực hiện theo một kế hoạch tổng thể, không những giải quyết nhu cầu trước mắt mà phải tính đến lâu dài, không chỉ tính đến hiệu quả xã hội mà phải đến hiệu quả kinh tế. Phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế. Sự phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn - thành thị đã bước đầu đem lại kết quả, cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo.

Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách nông thôn - thành thị và được Liên hợp quốc ghi nhận, nhưng theo tiêu chí phân loại đói nghèo của quốc tế mà Việt Nam đang từng bước áp dụng (đối với các nước đang phát triển những người có thu nhập bình quân dưới 1USD/ngày/người được coi là nghèo) thì tỷ lệ nghèo ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Theo Quyết định số 170/2005/TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ qui định tiêu chí hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010 (khu vực nông thôn: những hộ có thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng, khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/tháng trở xuống), thì tỷ lệ nghèo đói ở nước ta còn tới trên 22,5% tương đương khoảng 3,9 triệu hộ... Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn - thành thị nhưng tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư nhất là nông dân trong đó có phụ nữ nông dân vẫn đang là một thách thức trong quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, tỷ lệ nghèo ở nước ta xấp xỉ 30% (áp dụng cách tính chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới).

Trong những năm qua, phát triển nông nghiệp, nông thôn được Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là

sản xuất nhỏ, thủ công và chịu tác động trực tiếp của thiên tai , dịch bệnh khắc nghiệt nên mặc dù có sự tăng trưởng nhưng thu nhập của nông dân so với các thành phần khác trong xã hội vẫn là thấp nhất . Phụ nữ nông thôn là những người chịu nhiều thách thức thiệt thòi nhất. Vì thu nhập từ nông nghiệp đạt thấp, thiếu việc làm nên nam nông dân ra thành phố kiếm việc làm ngày càng tăng, gánh nặng công việc gia đình đè nặng lên vai người phụ nữ. Do thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp nên nữ thanh niên nông thôn ra thành phố kiếm việc làm ngày càng nhiều, nếu không được quản lý giáo dục và hướng dẫn rất dễ sa vào tệ nạn xã hội. Một số địa phương gia tăng tình trạng nữ thanh niên nông thôn lấy chồng ngoại quốc, buôn bán phụ nữ.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường nông thôn nói riêng diễn ra ngày càng trầm trọng (sự gia tăng ô nhiễm tại các làng nghề, việc sử dụng quá mức cần thiết thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lạm dụng các loại kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng) đã và đang tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung và nông dân nói riêng; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể về chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Công ước CEDAW. Nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với sự bình đẳng xã hội và sự tiến bộ của phụ nữ nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)