Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 97 - 98)

- Quyền bình đẳng của phụ nữ về y tế

3.2.4. Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế

Quyền lợi về kinh tế là một trong các quyền cơ bản và quan trọng của con người. Đối với phụ nữ, bảo đảm quyền bình đẳng của họ trong lĩnh vực này là một tiến bộ đáng kể của nền lập pháp hiện đại. Tuy có sự khác nhau trong cách quy định, nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều có quy định về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới về kinh tế, thể hiện ở quyền sở hữu tài sản, quyền kinh doanh.

Pháp luật Trung Quốc quy định "quyền lợi về tài sản của phụ nữ được bình đẳng với nam giới". Trong quan hệ hôn nhân, việc chia tài sản chung của gia đình không được xâm hại đến quyền lợi của phụ nữ mà pháp luật đã quy định.

Tóm lại, kể từ khi ra đời đến nay, Công ước CEDAW luôn có những ảnh hưởng sâu sắc và tích cực đến sự phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và bảo đảm quyền phụ nữ của các thành viên. Cuộc cách mạng nhằm cải tiến hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với tinh thần của CEDAW đã được triển khai ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh biện pháp cải tiến pháp luật nêu trên, các quốc gia thành viên cũng tích cực xây dựng và phát triển bộ máy quốc gia chuyên trách trong Chính phủ về bình đẳng giới hoặc vì sự tiến bộ của phụ nữ với các mô hình khá đa dạng như: Uỷ ban quốc hoặc vì sự tiến bộ của phụ nữ (Việt Nam, Lào, Phillipine), Bộ Bình đẳng giới hoặc phụ trách về lĩnh vực bình đẳng giới (Việt Nam, Phần Lan, Thụy Điển). Với chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt, các thiết chế khác nhau trong bộ máy quốc gia của mỗi nước luôn hướng tới sự phối hợp nhịp nhàng nhằm thực hiện hiệu quả nhất công tác bình đẳng giới.

Tại nhiều nước đã thành lập cơ quan chuyên trách về bình đẳng giới, là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về bình đẳng giới. Cơ quan này có tên gọi khác nhau ở từng nước, như Hội đồng bình đẳng giới (Nhật Bản, Đan Mạch), Bộ Bình đẳng giới (Hàn Quốc, Thụy Điển), Văn phòng bình đẳng giới (Thụy Sỹ), Ủy ban quốc gia về phụ nữ và trẻ em (Trung Quốc)

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)