Những kết quả đạt trong khi thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 61 - 64)

2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Công ƣớc CEDAW và Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới

Ở nước ta vấn đề bình đẳng giới là một trong những nội dung rất được quan tâm. Do nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, đánh giá cao vai trò của phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao địa vị chính trị, kinh tế xã hội của phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng giới. Nhiều văn bản pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ đã được ban hành và không ngừng bổ sung, và mới đây nhất là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện cam kết xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và trong việc bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

2.1.1. Những kết quả đạt trong khi thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới

Kể từ khi trở thành thành viên CEDAW đến nay, Việt Nam luôn thực hiện Công ước với tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện cụ thể trong việc xây dựng pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật, chấp hành cơ chế giám sát quốc tế. Về cơ chế báo cáo, Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, trong đó có việc soạn thảo và bảo vệ thành công các báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước CEDAW ở Việt Nam. Cụ thể: Việt Nam đã bảo vệ thành công các báo cáo tình hình thực hiện Công ước CEDAW lần thứ nhất và thứ hai vào năm 1985, lần thứ 3 và 4 vào năm 2001, lần thứ 5 và 6 vào năm 2007. Dự kiến năm 2011, Việt Nam sẽ đệ trình báo cáo ghép lần thứ 7 và 8 lên Ủy ban CEDAW của Liên hợp quốc.

Qua gần 3 thập niên thực hiện Công ước CEDAW, hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Nhà nước ta đã từng bước được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của đất nước và đảm bảo thể hiện sâu sắc các nguyên tắc và nội dung của Công ước CEDAW. Tuân thủ các quy định của Công ước CEDAW về nghĩa vụ quốc gia thành viên, Nhà nước đã quán triệt tinh thần "cấm phân biệt đối xử với phụ nữ" trong hầu hết các văn bản pháp luật mới được soạn thảo đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung những văn bản liên quan phù hợp với Công ước CEDAW.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật có hàm chứa nội dung của Công ước CEDAW như: Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Tố tụng hình sự, Luật Quốc tịch Việt Nam Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới..

Cho đến nay, vấn đề bình đẳng nam nữ ở Việt Nam không còn là tuyên ngôn mà đã trở thành nguyên tắc chủ đạo, có giá trị chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền con người và được đảm bảo thực hiện trên thực tế bằng nhiều biện pháp. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại trong việc thực hiện Công ước CEDAW.

Về triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới: Trong thời gian qua, về cơ bản, các nhiệm vụ công tác bình đẳng giới đã được triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng:

Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; (Cụ thể như: Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành

chính về bình đẳng giới, Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình); các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật khác, trong đó có liên quan đến bình đẳng giới; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, đưa ra nội dung bình đẳng giới vào quá trình xây dựng các Chiến lược giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình, Đề án giai đoạn 2011-2015. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước". Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 16/02/2011 về hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và các văn bản có liên quan nhằm triển khai Luật Bình đẳng giới. Ví dụ: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Quyết định số 299/QĐ- LĐTBXH ngày 04/3/2010, trong đó giao các đơn vị chức năng nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn; trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; triển khai nghiên cứu và đề xuất việc ban hành chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi, tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi sinh vợ sinh con. Những nội dung này sẽ được lồng ghép trong quá trình xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Một số địa phương bước đầu đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như: bổ nhiệm

nữ các chức danh trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức đảng, đoàn thể; tạo điều kiện để cán bộ, công chức và lao động nữ tham gia học tập, bồi dưỡng. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức mới, đặc biệt đã quan tâm triển khai tới đối tượng ở cấp cơ sở thay vì chỉ tập trung ở cấp Bộ, ngành Trung ương như trước đây.

Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác bình đẳng giới, tổ chức phối hợp liên ngành vì sự tiến bộ phụ nữ từ trung ương đến cơ sở đã tiếp tục được kiện toàn.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về bình đẳng giới được đẩy mạnh và đã có những đóng góp tích cực trong thành tựu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng thời các thành tựu về bình đẳng giới cũng đã góp phần nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)