Quyền bình đẳng của phụ nữ về độ tuổi nghỉ hưu

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 94 - 96)

Theo khảo sát của Tổ chức lao động thế giới (ILO), độ tuổi nghỉ hưu của người lao động ở mỗi nước là khác nhau, tuy nhiên có thể nhóm làm 3 nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất: độ tuổi nghỉ hưu của nam giới và phụ nữ là như nhau (Đan Mạch, Phần Lan, Ailen, Hy Lạp, Hà Lan, Thụy Điển, Philippin, Hàn Quốc...).

Nhóm thứ hai: độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới sớm hơn nam giới (Úc, Canada, Pháp, Thụy Sỹ)

Nhóm thứ ba: độ tuổi nghỉ hưu được áp dụng cho từng đối tượng theo tính chất công việc, tức là kết hợp với việc quy định độ tuổi nghỉ hưu như nhau giữa phụ nữ và nam giới hoặc nữ giới có thể nghỉ sớm hơn nam giới tùy theo tính chất công việc cụ thể (Áo, Bỉ, Đức, Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha).

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ đã được bàn thảo trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động, tuy nhiên, vấn đề này cũng cần nghiên cứu để xem xét. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một số nước quy định về tuổi nghỉ hưu áp dụng cho từng đối tượng theo tính chất công việc như nêu trên có thể học hỏi áp dụng với tình hình của Việt Nam. Đặt trong tương quan chung với các quốc gia trong khu vực và xu hướng chung của thế giới cho thấy Việt Nam cần nghiên cứu và xác định lộ trình quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ theo hướng tăng dần với lao động nam. Bên cạnh việc tiếp thu kinh nghiệm tiến bộ trong khu vực và trên thế giới, việc tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ còn phải đảm bảo được quyền của người lao động, tính kế thừa và tính phù hợp với nguyện vọng, sức khỏe của từng nhóm đối tượng khác nhau. Quy định này vừa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của lao động nữ trong các ngành nghề khác nhau, vừa giải quyết tương quan phù hợp giữa quyền lao động và quyền nghỉ hưu của người lao động.

3.2.3. Về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế dục, y tế

- Quyền bình đẳng của phụ nữ về văn hóa, giáo dục

Ngày nay, không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả ở những nước đang phát triển đều cố gắng bảo đảm quyền lợi về văn hóa cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Pháp luật Hàn Quốc quy định: Nhà nước thúc đẩy và tạo điều kiện cho phụ nữ được hưởng quyền như nam giới về văn hóa, bảo đảm để phụ nữ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao như nam giới, đồng thời, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển khả năng nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Ở Trung Quốc, cơ quan nhà

nước, đoàn thể xã hội và các cơ quan xí nghiệp, nhà máy cần chấp hành những quy định của Nhà nước, bảo đảm để phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về nghiên cứu khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác.

Theo quy định của Luật bảo vệ và lợi ích của Trung Quốc thì các trường học và các ngành liên quan phải bảo đảm để phụ nữ được hưởng các quyền bình đẳng với nam giới trong giáo dục và đào tạo, bao gồm việc học tập, tốt nghiệp, nhận học hàm, học vị và đào tạo ở nước ngoài. Chính quyền các cấp phải xóa nạn mù chữ cho phụ nữ và tổ chức giám sát các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện xóa mù chữ. Nhà nước, xã hội và nhà trường cần xem xét những khó khăn thực tế của việc nhập học của những bé gái đến tuổi đi học để có biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm mọi trẻ em nữ đến tuổi đi học đều được đến trường.

Tại Hàn Quốc, pháp luật về giới còn quy định về việc giáo dục suốt đời. Theo đó, Nhà nước và các đoàn thể tự quản địa phương phải nỗ lực để thực hiện một nền giáo dục thúc đẩy ý thức bình đẳng nam nữ trong các cơ quan nghiên cứu công lập, cơ quan giáo dục suốt đời và trong từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)