Sự cần thiết gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 52 - 55)

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạng công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế như cam kết WTO trong lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, v.v…Việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi rất cần thiết và có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, năm 2008, Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi. Việc gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi là việc làm tích cực để thể hiện quan điểm chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam, đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thể chế và tài chính công theo Chương trình cải cách hành chính quốc gia và Chương trình hiện đại hoá Hải quan đã được Chính phủ phê duyệt

Việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi mang lại nhiều lợi ích cho Hải quan, điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Thứ nhất, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi cho phép cơ quan Hải quan vừa duy trì kiểm soát hải quan, đồng thời vẫn đảm bảo tạo thuận lợi thương mại. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Kyoto sửa đổi thúc đẩy việc tạo thuận lợi thương mại, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo việc thực hiện

chức năng kiểm soát hải quan. Vận chuyển hàng hóa qua biên giới là yếu tố cơ bản của bất kì giao dịch thương mại quốc tế nào. Sự xuất hiện của Hải quan và duy trì kiểm soát là cần thiết đối với việc vận chuyển hàng hóa đó. Theo đó, việc cơ quan Hải quan thực hiện thông quan nhanh chóng và hiệu quả phản ánh chất lượng dịch vụ mà chính phủ cung cấp cho công chúng.

Công ước Kyoto sửa đổi mang đến một bộ nguyên tắc toàn diện, thống nhất, đơn giản, hiệu quả và dễ dự đoán về thủ tục hải quan. Đồng thời, Công ước Kyoto sửa đổi vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của Hải quan. Do đó, Công ước Kyoto sửa đổi đáp ứng các yêu cầu cơ bản của cơ quan Hải quan hiện đại và yêu cầu của thương mại quốc tế thông qua việc đảm bảo cân bằng giữa chức năng kiểm soát, thu thuế của hải quan với chức năng tạo thuận lợi thương mại.

- Thứ hai, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi đem lại lợi ích cho tất cả các phương thức vận tải. Các nguyên tắc về thủ tục thông quan hiệu quả và đơn giản trong Công ước Kyoto sửa đổi được áp dụng đối với tất cả hàng hóa và phương tiện vận tải ra, vào lãnh thổ hải quan. Thủ tục đối với tất cả phương tiện vận tải ra, vào lãnh thổ hải quan được tiến hành đồng bộ, thống nhất.

- Thứ ba, Công ước Kyoto sửa đổi đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế quốc dân là một trong những mục tiêu cơ bản của các nước đang phát triển. Để đạt được mục tiêu này, các nước đang phát triển phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thương mại quốc tế. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục đối với quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới sẽ giảm rào cản hành chính. Do đó khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.

- Thứ tư, Công ước Kyoto sửa đổi giúp chính phủ giải quyết với các thách thức mới về thương mại điện tử. Khái niệm “thương mại điện tử” đề cập đến phương pháp thực hiện kinh doanh hiện nay và là kỹ thuật trao đổi thông tin hoạt động thương mại. Cơ quan hải quan ngày nay phải điều chỉnh để phù hợp với các thông lệ kinh doanh. Ngày nay, thương mại điện tử có tác động lớn đến thủ tục hải quan, trong đó có yêu cầu ngày càng cao về thông quan nhanh và hiệu quả.

Nhận thức rõ những thay đổi trong thông lệ kinh doanh ngày nay và vai trò của thương mại điện tử, Công ước Kyoto sửa đổi đòi hỏi cơ quan Hải quan phải ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động Hải quan tại bất kì hoạt động nào nếu như việc đó đem lại hiệu quả chi phí cho cả Hải quan và doanh nghiệp. Công ước Kyoto sửa đổi hướng dẫn cho cơ quan Hải quan về cách thức ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin đối với quá trình thông quan.

- Thứ năm, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi còn giúp cải thiện an ninh trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Nhằm giải quyết những quan ngại về an ninh hàng hóa vận chuyển trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan Thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến liên quan đến vấn đề này, một trong những sáng kiến nổi bật nhất là Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SAFE (Khung tiêu chuẩn). Cả hai vấn đề an ninh và tạo thuận lợi của dây chuyền cung ứng thương mại được đảm bảo thông qua việc thực hiện các phương pháp và quy trình kiểm soát Hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, sử dụng thông tin điện tử đến trước, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp và hợp tác Hải quan – Hải quan. Đây là những nguyên tắc cốt lõi của cả Công ước Kyoto sửa đổi và Khung tiêu chuẩn. Một cơ quan hải quan khi

đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi hoặc thực hiện các nguyên tắc của Công ước Kyoto sửa đổi thì sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện Khung tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)