hóa tại bất cứ đơn vị Hải quan nào đã được chỉ định”. Pháp luật trong nước mới chỉ phù hợp một phần chuẩn mực này thì theo quy định về làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công thì thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý. Như vậy, chưa phù hợp với chuẩn mực 3.20.
- Chuẩn mực 3.24
Theo yêu cầu của người khai hải quan và nếu có lý do chính đáng được Hải quan chấp nhận, cơ quan Hải quan phải gia hạn thời hạn đã quy định cho việc nộp Tờ khai hàng hóa. Chuẩn mực này chỉ phù hợp một phần bởi vì:
+ Khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan quy định được gia hạn thời gian phải nộp, xuất trình một số chưng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng chưa quy định rõ bao gồm loại giấy tờ nào, có bao gồm tờ khai hải quan hay không.
+ Nghị định 154 hướng dẫn Luật Hải quan không đề cập đến việc gia hạn thời gian nộp tờ khai. Khoản 2 Điều 9 cho phép gia hạn thời gian nộp bản chính một số giấy tờ đi kèm tờ khai hải quan trừ giấy phép xuất nhập khẩu.
- Chuẩn mực chuyển tiếp 3.29
Người khai Hải quan phải được phép rút lại Tờ khai hàng hóa và khai báo theo chế độ Hải quan khác với điều kiện yêu cầu rút lại đó phải được đề nghị với Hải quan trước khi hàng hóa được giải phóng và những lý do đưa ra được Hải quan chấp nhận là hợp lý.
Điều 13 Thông tư số 79/2009/TT-BTC quy định “thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa”. Quy định này hẹp hơn Chuẩn mức 3.29.
Nếu cơ quan Hải quan đảm bảo được rằng người khai Hải quan sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục có liên quan đến việc thông quan thì phải giải phóng hàng ngay, với điều kiện người khai hải quan xuất trình được các chứng từ thương mại hay công văn cung cấp các thông tin chủ yêu cùa lô hàng có liên quan và chấp nhận được đối với cơ quan Hải quan, và nếu có yêu cầu, các biện pháp bảo đảm đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc thu các loại thuế hải quan và thuế khác hiện hành. Pháp luật Việt Nam chưa phù hợp với chuẩn mực này.
- Chuẩn mực 3.42
Khi cơ quan Hải quan quyết định phải tiến hành kết quả phân tích thí nghiệm mẫu hàng, cung cấp các tài liệu kỹ thuật chi tiết hay ý kiến tư vấn của các chuyên gia, Hải quan phải giải phóng hàng trước khi có kết quả kiểm tra nói trên, với điều kiện các biện pháp bảo đảm đã được thực hiện và nếu xác định được hàng hóa đó không thuộc diện hàng cấm hay bị hạn chế. Pháp luật Việt Nam chỉ phù hợp một phần chuẩn mực này. Chuẩn mực 3.42 quy định việc giải phóng hàng được thực hiện trên cơ sở có bảo đảm. Khoản 4 Điều 25 Thông tư số 79/2009/TT-BTC quy định hàng hoá phải giám định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, chủ hàng có thể đưa hàng hoá về bảo quản nếu đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan