Các điều kiện cần đảm bảo khi thực hiện các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 76 - 77)

- Chuẩn mực chuyển đổi 4

3.2.2-Các điều kiện cần đảm bảo khi thực hiện các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổ

Công ước Kyoto sửa đổi

Bên cạnh các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước sửa đổi còn có các điều kiện khác góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện Công ước, cụ thể:

- Cơ sở vật chất: Thực trạng cơ sở hạ tầng Việt Nam so với yêu cầu của Công ước còn nhiều điểm bất cập, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đây cũng là thách thức lớn cho Việt Nam, vì vậy cần đầu tư kinh phí, bố trí nguồn lực về tài chính và con người rất lớn, cần tạo dựng mối quan hệ phối hợp với nhiều đơn vị hữu quan để hoàn chỉnh trang thiết bị máy móc hỗ trợ, bố trí mặt bằng phù hợp triển khái các thủ tục hải quan hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

- Năng lực quản lý: Công ước đòi hỏi áp ứng phương pháp quản lý mới, chuyển từ thủ công sang áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa; từ kiểm tra toàn bộ sang kiểm tra có phân loại và chọn lọc; từ kiểm tra theo giao dịch sang kiểm tra trên cơ sở kiểm toán...lấy tiêu thức phục vụ để phát triển và hoàn thiện. Đây là một thách thức đòi hỏi ngành Hải quan phải có những chuyển biến sâu rộng trong nhiều lĩnh vực từ thủ tục hành chính đến năng lực thực sự của cán bộ và thay đổi căn bản về phương thức và công nghệ quản lý.

- Năng lực, trình độ cán bộ: Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và nâng cáo năng lực quản lý, trình độ năng lực cán bộ nói chung cũng cần được nâng lên để đáp ứng các yêu cầu triển khai Công ước sửa đổi thông qua các khóa đào tạo, khảo sát, tham dự các hoạt động hải quan trong nước và quốc tế và đặc biệt thông qua thực tiễn hoạt đông nghiệp vụ trong môi trường hiện đại hóa.

- Quan hệ hải quan – doanh nghiệp: Công ước hay nói cách khác môi trường quản lý hải quan hiện đại đòi hỏi xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa khu vực công và khu vực từ và một cơ chế phối hợp trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm giữa các bên hữu quan. Hiện nay, Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu mới đã chuyển tải nhiều nội dung quan trọng của Công ước Kyoto sửa đổi, nhưng để thực hiện được đỏi hỏi sự phối hợp, tham gia của doanh nghiệp để tạo ra công đồng trách nhiệm hải quan – doanh nghiệp. Điều đó trước hết có lọi cho doanh nghiệp và sau đó tạo thuận lợi cho quá trình quản lý của hải quan. Với tiến triển của quá trình hiện đại hóa hải quan, quan hệ này ngày càng được tăng cường theo hướng hai bên cùng có lợi. Đấy là một hệ quả rất tích cực cho quá trình tham gia và thực hiện Công ước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 76 - 77)