Một số quy định của pháp luật về thủ tục hải quan thiếu cụ thể hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nên tính khả thi chưa cao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 68 - 70)

- Chuẩn mực chuyển đổi 4

3.1.3- Một số quy định của pháp luật về thủ tục hải quan thiếu cụ thể hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nên tính khả thi chưa cao

hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nên tính khả thi chưa cao

Hiện nay, trình độ, năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cán bộ, công chức còn hạn chế nên một số nội dung của văn bản pháp luật về thủ tục hải quan còn bất cập, thiếu cụ thể trước đòi hỏi của thực tiễn hoạt động hải quan:

- Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định cụ thể các trường hợp được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá tại Điều 30. Tuy nhiên, quy định này tạo nên sự miễn trừ pháp lý đương nhiên được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, vì vậy có nguy cơ bị lạm dụng và làm giảm ý nghĩa của phương pháp quản lý rủi ro. Theo phương pháp quản lý rủi ro, việc kiểm tra hải quan được tập trung vào các đối tượng trọng điểm có yếu tố rủi ro cao mà không phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá. Như vậy, mọi loại hàng hoá đều có khả năng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, góp phần nâng cao tính tuân thủ của người khai hải quan.

xem xét để ưu tiên thủ tục hải quan và ân hạn thuế vẫn dựa trên tiêu chí cứng là doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, có hoạt động xuất nhập khẩu ít nhất 365 ngày là chưa phù hợp đối với các trường hợp doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng mới hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

- Các quy định về xác định trị giá hải quan tại Nghị định 40/2007/NĐ- CP đã phù hợp với Hiệp định trị giá GATT nhưng nhiều nội dung còn thiếu cụ thể như quy định về kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn, trì hoãn xác định trị giá... Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định cơ quan Hải quan tiến hành xác định trị giá trong một số trường hợp như người khai hải quan khai không chính xác, không trung thực và không giải trình được tính chính xác của nội dung khai báo là trái với nguyên tắc “tự khai, tự tính” và dẫn đến tình trạng số lượng các khiếu kiện của người khai hải quan do không nhất trí với trị giá do cơ quan hải quan xác định tăng cao.

- Về thẩm quyền truy thu thuế và ấn định thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định về việc truy thu thuế nhưng không quy định cụ thể thẩm quyền truy thu thuế của các cấp hải quan. Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định việc ấn định thuế nhưng về thẩm quyền cũng chỉ quy định chung là “cơ quan hải quan”.

- Bên cạnh các quy định chưa phù hợp, hiện nay pháp luật về thủ tục hải quan còn có những quy định tuy đã phù hợp chuẩn mực quốc tế về mặt pháp lý nhưng không có giá trị ở phương diện thực thi. Đó là các chuẩn mực quốc tế đã được nội luật hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hải quan nhưng do không phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan hải quan nên chưa được triển khai thực hiện trên thực tế.

Quyết định 52/2007/QĐ-BTC về việc Ban hành quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã nội luật hoá nhiều chuẩn mực của Công ước Kyoto,

tuy nhiên do năng lực của cơ quan hải quan và công tác triển khai còn hạn chế nên một số quy định sau khi được nội luật hoá thiếu tính khả thi như các quy định về thương nhân ưu tiên đặc biệt và về bảo đảm.

Đối với quy định thương nhân ưu tiên đặc biệt về thủ tục hải quan, nếu đáp ứng các điều kiện được xác định trước thì thương nhân sẽ được hưởng chế độ ưu tiên đặc biệt về thủ tục hải quan. Khi thương nhân được hưởng chế độ ưu tiên đặc biệt, đòi hỏi cơ quan hải quan phải có trình độ phát triển ở mức cao mới đủ khả năng quản lý. Đây là vấn đề mới và phức tạp, hiện nay nằm ngoài khả năng của Hải quan Việt Nam.

Quyết định 52/2007/QĐ-BTC quy định có nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như bảo đảm thông qua tổ chức tín dụng, cầm cố giấy tờ có giá trị thanh toán như trái phiếu chính phủ, tín chấp đối với thương nhân ưu tiên đặc biệt. Đây cũng là quy định đòi hỏi khả năng quản lý ở mức cao hơn so với khả năng của Hải quan Việt Nam. Đối với hải quan các nước phát triển, việc áp dụng quy định này cũng cần được tiến hành từng bước.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi. Do vậy, các chuẩn mực của Công ước này cũng đòi hỏi cơ quan hải quan phải đạt đến trình độ quản lý nhất định. Do đó, vấn đề đặt ra với hải quan Việt Nam khi nội luật hoá các chuẩn mực quốc tế là cần đánh giá chính xác khả năng triển khai thực hiện để bảo đảm tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)