Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 77 - 82)

- Chuẩn mực chuyển đổi 4

3.2.3.Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa thủ tục hải quan

Hiện đại hoá hải quan là một tất yếu của sự phát triển, là nhu cầu tự thân của ngành Hải quan cũng như đòi hỏi khách quan của quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và khu vực. Về mặt cơ bản, mục tiêu của công tác cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam là tạo thuận lợi, nâng cao năng lực quản lý và hội nhập với hải quan quốc tế và khu vực.

Do vậy, thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hoá của ngành Hải quan. WTO cũng đã khuyến cáo các thành viên tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin trong các hoạt động thương mại. Vì vậy, việc áp dụng quy trình thông quan điện tử là rất cần thiết. Với mục tiêu mở rộng thủ tục hải quan điện tử về phạm vi cũng như về địa bàn áp dụng, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý: Để mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử và khắc phục những vướng mắc về mặt pháp lý bộc lộ trong giai đoạn thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Trong thời gian tới, sẽ tiến hành rà soát các quy trình nghiệp vụ và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn phù hợp để triển khai mở rộng hải quan điện tử theo mô hình 3 khối và thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro như tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tại các Cục Hải quan dự kiến triển khai; xây dựng hồ sơ doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử; xây dựng hồ sơ rủi ro, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai phần mềm quản lý rủi ro giai đoạn 2 để áp dụng thống nhất cho thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai thực hiện mở rộng thủ tục hải quan điện tử. kiện toàn tổ chức bộ máy; xây dựng phương án bố trí, sử dụng nguồn nhân lực để triển khai thủ tục hải quan điện tử.

- Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin, tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; cài đặt và cấu hình hệ thống an ninh, an toàn, phần cứng và các phần mềm hệ thống; hỗ trợ cài đặt chương trình khai báo cho doanh nghiệp tại các đơn vị Hải quan.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyên truyền: Nhằm đưa thủ tục hải quan điện tử nhanh chóng đến với doanh nghiệp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ Hải quan và doanh nghiệp như thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo nói, báo viết, báo điện tử trong và ngoài ngành; tổ chức hội thảo giới thiệu về thủ tục hải quan điện tử; xây dựng tài liệu, nhóm tuyên truyền viên, nhóm giảng viên chính để thực hiện tuyên truyền, đào tạo về thủ tục hải quan điện tử; định kỳ hàng Quý tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp để trao đổi, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi tham gia thủ tục hải quan điện tử. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho việc mở rộng thủ tục hải quan điện tử, phải tiến hành đào tạo cho cả cán bộ hải quan và doanh nghiệp, cụ thể như: đào tạo cho cán bộ Hải quan về quy trình nghiệp vụ xử lý tờ khai điện tử và sử dụng chương trình phần mềm để thực hiện thủ tục hải quan điện tử; đào tạo kỹ năng khai báo điện tử, kỹ năng sử dụng phần mềm liên quan cho doanh nghiệp; xây dựng cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ công chức trong dây chuyền thực hiện.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới Đại hội Đảng lần thứ 6. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nắm vững các cam kết hội nhập hiện nay và triển vọng của tiến trình này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đan xen giữa những cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh canh ngày càng tăng từ nhiều phía và ngay cả trên thị trường trong nước. Chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng XHCN, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công... giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.

Việc Gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản, hài hòa hóa thủ tục hải quan là xu thế tất yếu khách quan trong giai đoạn tự do hóa kinh tế, tạo sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Công ước đã trở thành Cẩm nang cho Hải quan các nước, trong đó có Hải quan Việt Nam áp dụng các thủ tục hải quan hiện đại và hiệu quả. Đây thực sự là một văn kiện lớn tạo thuận lợi cho thương mại với những nội dung chính bao gồm thực hiện các thủ tục hải quan được đơn giản hoá trong môi trường minh bạch và có tính dự báo, tối đa hoá sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, xây dựng mối

quan hệ đối tác bền vững giữa Hải quan với Doanh nghiệp và tạo ra cơ chế giải quyết khiếu nại thoả đáng.

Pháp luật về thủ tục hải quan ở Việt Nam bước đầu đã rõ ràng, minh bạch, tạo cơ sở pháp lý cho cải cách hành chính, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập nếu không được khắc phục sẽ trở thành lực cản đối với công tác hiện đại hoá Hải quan Việt Nam.

Luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể vừa có tính trước mắt, đồng thời cũng có tính lâu dài, người viết luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan, góp phần thực hiện thành công việc nội luật hóa các quy định của Công ước Kyoto sửa đổi.

Đây là đề tài đề cập vấn đề mới, phạm vi rộng, song thời gian nghiên cứu ngắn. Vì vậy, nội dung đề tài chắc chắn sẽ còn có những hạn chế nhất định. Người viết luận văn mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các đơn vị và cá nhân quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển đề tài này trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 77 - 82)