hợp và phù hợp một phần với các chuẩn mực của Công ƣớc Kyoto sửa đổi
Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa, Việt Nam đã từng bước chuyển hóa các nội dung của Công ước Kyoto sửa đổi vào hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 đã tham chiếu đến một số chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi. Đánh giá hiện trạng của Việt Nam với các yêu cầu của Công ước sửa đổi, dựa trên kết quả phân tích và so sánh được tổng hợp, có thể nói , về cơ bản, pháp luật của Việt Nam không có những quy định trái với các quy định của Công ước Kyoto sửa đổi. Đối với phụ lục tổng quát, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các quy định phù hợp với khoảng 60% số lượng các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp. Về mức độ phù hợp một phần, pháp luật Việt Nam đạt 13,7% và về mức độ chưa phù hợp với Công ước sửa đổi có tới 26,3% [35, tr 1]. Hiện nay, một số chuẩn mực tại Phụ lục Tổng quát của Công ước Kyoto sửa đổi đã được nội luật hoá trong Thông tư 79/2009/TT-BTC. Đó là Chuẩn mực 3.2 về làm thủ tục hải quan ngoài giờ; Chuẩn mực 3.19 về không yêu cầu nộp bản dịch của chứng từ đi kèm tờ khai hải quan trừ trường hợp cần thiết; Chuẩn mực 5.5 về bảo lãnh chung; Chuẩn mực 6.2 về giới hạn kiểm tra hải quan; Chuẩn mực 6.3 về áp dụng quản lý rủi ro; Chuẩn mực 6.4 về áp dụng QLRR để xác định đối tượng kiểm tra và mức độ kiểm tra; Chuẩn mực 6.5 về đo lường mức độ tuân thủ và Chuẩn mực 6.8 về ký kết biên bản ghi nhớ với giới kinh doanh. Các quy định nội luật hoá các chuẩn mực nói trên có ý nghĩa tích cực trong việc đơn giản hoá thủ tục hải quan, áp dụng triệt
để nguyên tắc quản lý rủi ro để có sự phân hoá trong công tác quản lý đối với doanh nghiệp tuân thủ và chưa tuân thủ pháp luật, tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan Hải quan với giới kinh doanh, góp phần giảm chi phí và thời gian thông quan cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật hải quan vẫn chưa phù hợp, hay chỉ phù hợp một phần với các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, cụ thể: