Phân loại vốn huy động theo kỳ hạn cũng là một phương án tốt để xem xét mức độ ổn định của vốn huy động. Trong trường hợp này vốn huy động sẽ được chia thành vốn huy động có kỳ hạn và vốn huy động không kỳ hạn. Vốn huy động có kỳ hạn chủ yếu đến từ các khoản mục tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá. Vốn huy động không kỳ hạn thường là số dư của tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp. Để chi tiết hơn thì khoản mục vốn huy động có kỳ hạn sẽ được chia ra thành các kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng.
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành phân theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ KKH 92.018 96.219 98.024 61.735 69.147 4.208 4,57 1.805 1,88 7.412 12,01 VHĐ CKH 160.897 168.706 208.779 151.861 166.893 7.809 4,85 40.073 23,75 15.032 9,89 - Dưới 12 tháng 127.913 131.591 167.023 116.933 130.176 3.678 2,88 35.432 26,93 13.243 11,33 - Trên 12 tháng 32.984 37.115 41.756 34.928 36.716 4.132 12,5 4.640 12,5 1.788 5,12 GTCG 5.562 9.987 10.318 7.124 7.982 4.425 79,6 331 3,31 858 12,04 Tổng VHĐ 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,35 23.302 10,56
4.2.2.1 Vốn huy động không kỳ hạn
Giá trị tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chủ yếu đến từ hai đối tượng là tiền gửi thanh toán của tổ chức và số dư từ khách hàng cá nhân sử dụng thẻ và dịch vụ thanh toán của NH. Cũng như các ngân hàng khác, khoản mục tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong vốn huy động. Nguồn vốn này tại chi nhánh có xu hướng tăng nhẹ qua các năm.
VHĐ không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 40% trong tổng vốn huy động, tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán cho khách hàng và các tổ chức kinh tế như công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản: công ty Huy Nam, Kiên Cường,… Do họ có nhu cầu vốn thường xuyên nên họ cũng rút tiền liên tục. Để thuận tiện cho việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh việc thuận lợi trong việc thanh toán thì khách hàng cũng được hưởng một khoản lãi. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi không cao nhưng lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, đồng thời đây cũng là khoản mang lại thu nhập khá cao cho ngân hàng. Tiền gửi không kì hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 93.018 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 4,57% đạt 96.219 triệu.
Năm 2013, đời sống xã hội phát triển, nhu cầu thanh toán qua NH không ngừng cải thiện và mang lại nhiều lợi ích cho KH như: hạn chế những rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt, hưởng lãi suất trên số dư tài khoản, nhanh chóng,… vì thế số lượng mở tài khoản thanh toán cũng tăng lên. Trong năm này, nguồn vốn này đạt 98.024 triệu đồng, tăng 1.805 triệu so với năm 2012. Bên cạnh đó, năm 2012 ngân hàng tiến hành hiện đại hóa trên mọi phương diện, phần mềm Korebank được áp dụng đã cải tiến các dịch vụ ngân hàng một cách hoàn chỉnh và tích hợp thông qua nhiều kênh phân phối, bao gồm mạng ATM, SMS banking,… đặc biệt là giao dịch một cửa đã phát huy tính ưu việt như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với ngân hàng nên lượng tiền gửi tăng nhanh vào năm 2013. Lợi ích của các loại thẻ giúp ngân hàng thu được một lượng vốn phục vụ và thương hiệu cạnh tranh, giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Từ bảng 4.3 ta thấy: tình hình VHĐ KKH vẫn tiếp tục tăng cao trong 6 tháng 2014, đạt 69.147 triệu đồng, tăng 7.412 triệu đồng so với 6 tháng đầu
năm 2013, nguyên nhân của việc tăng lượng VHĐ KKH này là do chi nhánh thực hiện chương trình khuyến mãi mở thẻ thanh toán miễn phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn, đã thu hút một lượng lớn KH đến mở thẻ. Tuy đây là loại vốn không ổn định nhưng có vai trò quan trọng vì làm giảm chi phí lãi cho chi nhánh (lãi suất của nguồn vốn này rất thấp biến động trong khoảng từ 2% đến 4%), góp phần làm tăng trưởng lợi nhuận. Vì thế, NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành nên tìm biện pháp giúp tăng huy động từ nguồn vốn có chi phí thấp này.
4.2.2.2 Vốn huy động có kỳ hạn
VHĐ CKH có lãi suất cao hơn không kỳ hạn, người gửi tiền sẽ được rút theo thời hạn gửi (nếu rút trước hạn sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn), vì thế nên đây là vốn huy động mang tính ổn định cao của các NH và chiếm tỷ trọng khoảng 62% trong tổng vốn huy động, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm. Cụ thể từ bảng 4.3 cho thấy, VHĐ CKH năm 2011 đạt 160.897 triệu đồng, năm 2012 đạt 168.706 triệu tăng 7.809 triệu. Đến năm 2013 VHĐ CKH đạt 208.779 triệu tăng 40.073 triệu đồng so với năm 2012. Nguồn vốn này tiếp tục tăng trong năm 2014, bảng 4.3 cho thấy: chỉ riêng 6 tháng 2014 nguồn vốn này tăng nhanh đạt 166.893 triệu tăng 12,01% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Vì năm 2014 nền kinh tế đã hồi phục, việc giao thương mua bán hàng hóa, sản xuất và nuôi trồng thủy sản thuận lợi tăng nguồn thu nhập cho người dân, bên cạnh đó thời tiết thuận lợi cộng thêm tiếp thu công nghệ mới đã giúp nhà nông năng cao năng suất lúa dẫn đến thu nhập người dân được tăng lên và có nguồn tiền nhàn rỗi để gửi vào NH.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Trong tiền gửi có kỳ hạn, thì khách hàng ưa chuộng nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, chiếm khoảng 40% tổng vốn huy động. Năm 2011 vốn huy động dưới 12 tháng đạt đạt 127.913 triệu đồng, năm 2012 đạt 131.591 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 26% đạt 167.023 triệu. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng luôn theo sát diễn biến tình hình huy động huy động vốn trên địa bàn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, hơn nữa ngân hàng nhận thức về vai trò của mình càng được người dân quan tâm, tiếp cận nên cố gắng hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu đó.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
Đối với loại hình tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng thì chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Nguyên nhân là do thu nhập và lợi nhuận của các cá nhân, tổ chức chưa cao nên lượng tiền gửi loại này chưa cao chủ yếu là gửi ngắn hạn sau đó còn dư mới gửi tiếp. Lượng tiền có kỳ hạn trên 12 tháng tăng cho thấy thu nhập và lợi nhuận của khách hàng tích lũy càng nhiều, vì vậy chi nhánh cần chú trọng hơn nữa loại tiền này vì nó giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong cho vay trung và dài hạn.
Năm 2013, mặt bằng lãi suất giảm theo thông tư số 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định lãi suất tối đa với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm. Lãi suất dưới 12 tháng giảm (1 - 1,5%/năm) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Từ hình 4.4 ta thấy, 6 tháng 2013 lượng vốn huy động này đạt 116.933 triệu đồng. Lãi suất tiền gửi trên 12 tháng (từ 7,5% - 9,5%/năm) thu hút KH lựa chọn gửi tiền ở kỳ hạn này rất cao so với 6 tháng 2013, chỉ riêng 6 tháng 2014 lượng vốn huy động từ loại tiền gửi này đạt 36.716 triệu đồng tăng 5,12% so với 6 tháng 2013.
Vào 6 tháng đầu năm 2014, do mặt bằng lãi suất cho vay còn khá cao, tín dụng tăng trưởng khá yếu, hầu hết các ngân hàng trên thị trường tài chính đều bị thừa vốn nên Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, từ 8%/năm xuống 7,5% rồi 7%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng. Tuy nhiên không vì vậy mà ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Vào 6 tháng đầu năm 2014, giá trị vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục tăng mạnh đạt 130.176 triệu đồng, tốc độ tăng khá cao, lên đến 11,33% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng mạnh 36.716 triệu đồng, tăng trưởng hơn 5% so với 6 tháng đầu năm 2014. Gửi tiết kiệm từ lâu vốn đã trở thành kênh đầu tư an toàn cho nhiều đối tượng có tiền nhàn rỗi, từ những người dân không biết đầu tư, có tâm lý cần sự ổn định và an toàn đến những nhà đầu tư đang chờ đợi một kênh đầu tư khác có mức sinh lợi tốt hơn. Thêm vào đó, tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng đều được mua bảo hiểm tiền gửi, hoạt động huy động vốn của chi nhánh ổn định.
4.2.2.3 Phát hành giấy tờ có giá
Trong các phương tiện huy động vốn thì việc huy động giấy tờ có giá có số lượng tiền huy động thấp. Điều này cũng dễ hiểu vì tính chất của loại giấy tờ có giá là thường có lãi suất cao hơn kỳ hạn, nên người dân không mặn mà lắm với loại tiền này mà thích gửi tiền theo kiểu truyền thống là gửi tiết kiệm. Trong 3 năm qua tình hình phát hành các loại giấy tờ có giá của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định qua các năm. Năm 2011 chi nhánh áp dụng chính sách thả nổi của NHNN, đẩy lãi suất tiền gửi lên cao, kèm theo nhiều chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, thu hút một lượng lớn KH gửi tiền, nên nguồn thu từ GTCG vào năm 2011 chỉ đạt 5.562 triệu đồng. Sang năm 2012, do NHNN ban hành chính sách trần lãi suất, hạ mức lãi suất ngắn hạn xuống còn 8 – 9%/năm khiến lãi suất của GTCG cũng bị kéo theo. Để khắc phục hạn chế, NH đã mở chương trình “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn mừng xuân Nhân Thìn”, chương trình này đã thu hút một lượng KH lớn tham gia. Chính vì điều đó, lượng vốn từ GTCG năm 2012 đạt 9.987 triệu đồng tăng 4.425 triệu đồng (tương đương tăng 79,6%). Đến năm 2013 lượng vốn từ GTCG đạt 10.318 triệu đồng tăng 3,31%, 6 tháng đầu năm 2014 tình hình vốn huy động từ GTCG cũng tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013, lượng vốn huy động từ GTCG đạt 7.982 triệu đồng. GTCG là công cụ để huy động tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định nhằm mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, là nguồn vốn mà NH có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư, nên NH cần chú trọng đến loại tiền này làm sao để cho người dân hiểu được tác dụng và tiện ích của GTCG đem lại và để huy động với số lượng tiền nhiều hơn.