Phân tích chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 68)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa.

Qua bảng 4.6 ta thấy dư nợ trên tổng vốn huy động của NH luôn ở mức cao: năm 2011 là 170,73%, năm 2012 là 176,94%, năm 2013 là 169,97%, 6 tháng 2014 là 248,45%. Tỷ lệ này cao hơn 100% cho thấy nguồn vốn huy động được thì NH đã sử dụng hết, thậm chí còn thâm hụt nhiều. Dư nợ cho vay cao chứng tỏ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp là rất lớn và hoạt động tín dụng của NH rất có tiềm năng phát triển nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong nhu cầu này. Chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động tại ngân hàng giai đoạn 2011 – 6 tháng 2014 có sự biến động, năm 2013 chỉ tiêu này giảm là một dấu hiệu tốt cho thấy vốn huy động của NH ngày một cải thiện, NH cần có những chính sách thu hút vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.

4.3.5 Phân tích chỉ tiêu chi phí lãi/tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này chỉ ra để huy động được một đồng vốn thì chi nhánh phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí trên mức lãi suất công bố cho KH vào từng thời điểm cụ thể. Từ bảng 4.6 ta thấy chỉ tiêu này giảm lên tục trong giai đoạn 2011- 6 tháng 2014. Cụ thể năm 2011, để huy động được 100 đồng vốn, chi nhánh phải bỏ ra 12,35 đồng chi phí. Đến năm 2012, chỉ tiêu này là 11,9% tức là NH phải bỏ ra 11,9 đồng chi phí trả lãi để huy động được 100 đồng vốn, nguyên nhân là do chính sách về lãi suất của NHNN để giúp hạn chế “cơn bão lãi suất” trong thời gian qua. Đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm còn 10,86% và sang 6 tháng đầu năm 2014 là 6,9%. Điều này cho thấy, chi phí lãi cho vay của NH đã giảm dần qua các năm, chi phí trả lãi giảm do mặt bằng lãi suất giảm, điều này làm giảm chi phí cho ngân hàng nhưng lại làm cho KH e ngại gửi tiền vì lãi suất kém hấp dẫn, sẽ làm KH chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH

Đây là các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, mỗi nhân tố có tầm ảnh hưởng khác nhau, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định tới hiệu quả hoạt động HĐV của NH.

4.4.1 Môi trường vĩ mô

Là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp.

* Pháp luật và chính sách

Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã thực hiện nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ linh hoạt, bằng cách đưa ra nhiều biện pháp can thiệp hành chính đối với hệ thống NHTM.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN liên tục thay đổi nhằm phù hợp với thị trường. Ngày 26/8/2011 NHNN Việt Nam ban hành quyết định số 1925/QĐ- NHNN về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD. Theo đó NHNN&PTNT có lợi thế so với các NHTM khác, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNN&PTNT thấp hơn các NHTM khác. Nền kinh tế trong những năm qua không ổn định, tình hình lạm phát ở mức 2 số, giá vàng biến động bất thường, khả năng thanh khoản của một số NHTM gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không được thuận lợi, tình trạng nợ xấu tăng cao… Đứng trước những khó khăn đó, tình hình huy động vốn của chi nhánh cũng gặp nhiều bất lợi. Nhiều NHTM đã đồng loại tăng lãi suất nhằm thu hút KH khiến lãi suất huy động cũng như cho vay tăng vọt trong năm 2011. NHNN đã can thiệp để bình ổn thị trường bằng việc áp dụng các mức lãi suất trần huy động và cho vay.

* Văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán riêng và văn hóa riêng của mình. Ở Việt Nam, nền văn hóa chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi nền văn hóa đều có một bản sắc riêng như: thói quen, tâm lí,…Việc huy động vốn của NH chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa. Ở các nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào NH để tiện thanh toán, hưởng lãi, an toàn và nhiều tiện ích khác, vì thế mà các nước phát triển NH là một phần tất yếu của nền kinh tế, nên việc huy động vốn của họ không gặp khó khăn. Ở các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ NH, họ cất giữ tiền ở nhà và đôi khi số tiền dôi ra sẽ mua vàng về cất giữ chứ không gửi tiền vào NH, nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Đối với khu vực huyện Châu Thành, người dân có ý thức tiết kiệm cao, nhưng lại có tâm lý thích giữ tiền mặt, mua vàng cắt giữ. Đồng thời, sự hiểu biết của người dân đối với sản phẩm tiền gửi cũng như các tiện ích của

các sản phẩm NH chưa cao nên số đông người dân ít quan tâm và tìm đến. Một nguyên nhân nữa là do NH chưa chú trọng đến công tác Marketing, quảng cáo,…người dân còn e hại, chưa có lòng tin vào NH.

* Sự biến động lãi suất và giá cả thị trường

Lãi suất là một trong những công cụ huy động vốn hiệu quả nhất do tâm lý KH khi gửi tiền vào NH là đảm bảo an toàn cho số tiền của mình và nhận được một mức sinh lời cao cho khoản tiền nhàn rỗi cho nên KH rất quan tâm đến lãi suất của NH. Tuy nhiên, vì sự diễn biến bất thường của nền kinh tế và biến động lãi suất trần do NHNN quy định trong thời gian gần đây khiến cho mức lãi suất của NH không còn cao như trước do phải tuân thủ mức lãi suất mà NHNN đã quy định, do đó công cụ lãi suất không còn thật sự hiệu quả.

Mức lãi suất trần được áp dụng 9% qua thông tư 19/2012/TT-NHNN vào ngày 08/06/2012, sau đó NHNN tiếp tục hạ mức lãi suất trần xuống còn 8% vào ngày 21/12/2012 qua thông tư 32/2012/TT-NHNN và gần đây nhất là thông tư 15/2013/TT-NHNN áp dụng vào ngày 27/6/2013 quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,5%/năm, đã gây không ít khó khăn cho NH trong việc thu hút nguồn tiền gửi của KH vàTCKT. Nhiều NHTM đã không tuân thủ theo quy định đã huy động vượt trần lãi suất để tăng nguồn vốn. Chi nhánh luôn tuân thủ các chính sách kinh tế của NHNN, hướng đến môi trường pháp lý lành mạnh để tạo điều kiện cho sự phát triển của mình về dài lâu.

4.4.2 Môi trường vi mô * Đối thủ cạnh tranh * Đối thủ cạnh tranh

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đang đứng trước cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng - cuộc cạnh tranh đó càng khóc liệt. Cùng với sự phát triển và mở rộng kinh tế của huyện Châu Thành, các NH trên địa bàn đã tích cực mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch. Dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong HĐV của các NH và các cong ty tổ chức tài chính trên địa bàn huyện Châu Thành. Số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn ngày càng tăng, vừa tạo ra khó khăn thách thức, vừa là động lức thúc đẩy cho sự phát triển của NH. Trong năm 2013, cạnh tranh ngày càng quyết liệt khi Chính phủ và NHNN thực hiện chính sách

tiền tệ trong thời gian qua, các NH đã liên tục điều chỉnh lãi suất huy động tăng giảm tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế - tài chính. Tuy nhiên mức lãi suất này luôn ở mức cạnh tranh, có lợi cho khách hàng nhằm thu hút đồng thời giữ chân khách hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.

Có thể nói NHNN&PTNT Châu Thành có lợi thế cạnh tranh với các NH trong khu vực, vì mạng lưới rộng khắp, cũng như thương hiệu vững mạnh so với các tổ chức tín dụng khác trong nước. Mặc dù vậy, nhưng NHNN&PTNT (Agribank) vẫn phải đối mặc với nhiều NHTM cổ phần có quy mô lớn như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank),… Các NH đó có tiềm lực tài chính mạnh, các sản phẩm về cho vay, HĐV, cũng như các loại hình dịch vụ khác đa dạng và phong phú hơn Agribank Châu Thành.

* Khách hàng

Không giống như các ngành kinh tế khác, NH có đối tượng phục vụ rất đa dạng và ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Tính đặc thù đó thể hiện rất rõ ở NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Châu Thành nói riêng. Khách hàng của NHNN&PTNT có thể là: các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, kinh doanh bất động sản,… Tuy nhiên đối với NHNN&PTNT, việc đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của một doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tài chính, NH vẫn là mục tiêu hàng đầu. Do đó, KH chính của NH gồm: kinh doanh trang trại, doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa, hộ sản xuất nông nghiệp,… Bên cạnh đó trong bối cảnh kinh tế hội nhập, NH còn mở rộng phạm vi khách hàng của mình bằng cách thêm các dịch vụ có liên quan ngoại hối như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế.

* Sản phẩm thay thế

So với thực trạng các sản phẩm truyền thống mà NHNN&PTNT đang sử dụng như: tiền gửi, cho vay, dịch vụ tài khoản,… thì tính chất đa dạng về sản phẩm truyền thống của NH còn quá thấp. Do đó NH cần phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ HĐV và thanh toán để thu hút KH. Bên cạnh đó các NHTMCP luôn tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới, mang tính công nghệ cao, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng như: quản lý ngân quỹ, homebanking, cho thuê két sắt,… Vì vậy đa dạng hóa các sản phẩm của NHNN&PTNT là cần thiết.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG 5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH

5.1.1 Những mặt đạt được

Nhìn chung qua giai đoạn 2011 – 6 tháng 2014 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên rõ rệt, tỷ trọng vốn huy động chiếm tương đối gần 50% và tăng qua các năm, chứng tỏ ngân hàng từng bước tự chủ được nguồn vốn kinh doanh, thị phần vốn huy động của ngân hàng trong địa bàn tỉnh là không nhỏ. Nhưng sẽ là sai lầm nếu như chi nhánh không chú trọng hơn nữa vào quá trình phát triển và phân phối sản phẩm dịch vụ vốn chưa thật đa dạng của mình. Nếu chỉ mang những giá trị truyền thống lâu đời, những sản phẩm đã quá quen thuộc với khách hàng vốn ngày càng khó tính và tinh tế hơn trong việc lựa chọn thì NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành sẽ dễ đánh mất lợi thế và thị phần của mình vào các tên tuổi đang vươn lên mạnh mẽ trong địa bàn tỉnh như KienLong Bank, ACB, Sacombank,… Chi nhánh đang thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình, để thấy rõ được mặt tích cực trong công tác huy động vốn của chi nhánh qua từng năm thì điều này được tóm tắt sau đây:

Kết thúc năm 2011, mặc dù môi trường kinh doanh gặp không ít khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, NH đã vượt qua những khó khăn do môi trường vĩ mô đem lại, hoạt động huy động vốn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bằng chứng là năm 2012, vốn huy động của ngân hàng đạt 274.913 triệu đồng, tương ứng tăng với tốc độ 6,36% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục là một năm đầy thử thách đối với NH, tuy vậy bằng các biện pháp thiết thực và cố gắng của toàn bộ nhân viên và lãnh đạo chi nhánh, năm 2013 vốn huy động của NH vẫn đạt 317.121 triệu đồng (tăng 15,4%) so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động tiếp tục tăng. Trong đó, các khoản mục trong vốn huy động đều tăng: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của tổ chức dân cư đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 và cả tiền gửi nội tệ lẫn ngoại tệ đều tăng. Tuy mức độ tăng không nhanh, không quá vượt trội nhưng thể hiện

sự ổn định, tính bền vững trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng và cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng được cải thiện hơn.

Ngân hàng làm tốt những quy định về lãi suất huy động mà NHNN&PTNT Việt Nam đã thông báo. Bên cạnh đó NH luôn chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo biến động của thị trường. Khi lãi suất thị trường có xu hướng thì NH chuyển dịch nguồn vốn huy động sang kỳ hạn ngắn, xu hướng lãi suất tăng thì NH khuyến khích huy động vốn có kỳ hạn dài nhằm đảm bảo lợi nhuận cho NH.

5.1.2 Những mặt tồn tại

Thứ nhất, tỷ trọng vốn điều chuyển không ổn định qua các năm, ngân hàng còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển (chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn). Cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh chưa thật tốt lắm, chi phí của chi nhánh không kiểm soát được, dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh sẽ không ổn định.

Thứ hai, tuy tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm, nhưng thực tế cho thấy số dư tiền gửi này vẫn còn rất nhỏ. Nguồn vốn huy động của NH dường như đang phụ thuộc vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân. Điều này làm cho NH mất khá nhiều chi phí cho việc trả lãi.

Thứ ba, việc sử dụng các công cụ nợ khác như trái phiếu còn thấp và chưa ổn định. Nguồn HĐV bằng ngoại tệ, các công cụ nợ khác còn chưa cao.

Bảng 4.7: Các mặt tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác huy động vốn tại chi nhánh Châu Thành

Kết quả/nhận định Giải pháp

Vốn huy động

- Tỷ trọng VHĐ không ổn định qua các năm.

- Phụ thuộc nhiều vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng cường công tác huy động vốn có kỳ hạn dài và vốn không kỳ hạn.

Lãi suất

- Lãi suất thường xuyên biến động. - Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ cụ thể.

Sản phẩm HĐV và tiện ích

- Các dịch vụ sử dụng và thanh toán qua thẻ chưa nhiều.

- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.

Đối tượng/Khách hàng

- Các đối tượng khách hàng chưa thật sự đa dạng.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo từng nhóm khách hàng cụ thể

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

5.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng cường công tác huy động vốn có kỳ hạn dài và vốn không kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 68)