Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 43)

- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh để bàn bạc, từ đó phân công giao việc cụ thể cho từng cán bộ, từng phòng ban để cùng nhau thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các các bộ và nhân viên để làm tốt nhiệm vụ được giao.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, để khai thác tốt các KH tiềm năng, quan tâm chăm sóc KH mới. Mục tiêu giữ ổn định nguồn vốn, tăng trưởng tiền gửi dân cư, chủ động nguồn vốn cho vay.

- Về tăng trưởng tín dụng sẽ ưu tiên vốn để đầu tư nông nghiệp, nông thôn, tăng tỉ trọng cho vay nông nghiệp và các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tăng trưởng dư nợ tín dụng an toàn hiệu quả.

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng phát hành thẻ, cũng như thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối.

- Thực hiện tốt việc chi lương theo mức độ hoàn thành kế hoạch được giao, cũng như khen thưởng kịp thời những cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc, để nâng cao ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

KIÊN GIANG

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011- 6 THÁNG 2014

4.1.1 Nguồn vốn của chi nhánh qua giai đoạn 2011 - 6/2014

Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng (NH). Muốn NH hoạt động hiệu quả thì việc đầu tiên mà các NH cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Một NH có nguồn vốn lớn được thể hiện qua quy mô hoạt động, sự chi phối của thị trường tín dụng cũng như uy tín của tổ chức đó, với nguồn vốn lớn và tăng trưởng ổn định sẽ giúp ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, công tác huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi là vấn đề rất quan trọng, đồng thời NH nên tạo lập được cơ cấu vốn hợp lý khi tiếp cận nguồn vốn điều chuyển từ hội sở.

Đối với ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Châu Thành, tổng nguồn vốn của chi nhánh được cấu thành chủ yếu từ 2 nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011 - 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,4 23.302 10,56 Vốn điều chuyển 320.448 335.951 365.891 289.415 378.927 15.503 4,84 29.940 8,91 89.512 30,93 Tổng nguồn vốn 578.925 610.864 683.012 510.135 622.949 31.939 5,52 72.148 11,81 112.814 22,12

4.1.2 Tình hình vốn huy động

Với phương châm đi vay để cho vay, tự chủ trong kinh doanh hạn chế vào nguồn vốn điều chuyển nên chi nhánh đã cố gắng nâng cao vốn huy động. Qua kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nếu như tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2011 là 578.925 triệu đồng thì đến năm 2012 đã tăng thêm 31.939 triệu đồng lên 610.864 triệu, tốc độ tăng tương ứng 5,52%. Việc tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng thêm trong thời điểm này chủ yếu là do tác động của sự tăng thêm trên doanh số huy động vốn, bởi trong thời điểm 2011, lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng là rất cao, nhiều sản phẩm huy động đặc biệt cũng ra đời trong thời điểm này như tiết kiệm “rút gốc linh hoạt” với những loại món tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng, 1 tháng, hay thậm chí 1 tuần nhưng vẫn hưởng lãi suất tương ứng với các sản phẩm có kỳ hạn lớn. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 683.012 triệu đồng tăng gần 12% so với năm 2012. 46,43% 45,00% 44,65% 53,57% 55,00% 55,35% 0 20 40 60 80 100 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 43,27% 39,17% 56,73% 60,83% 0 20 40 60 80 100 6T/2013 6T/2014

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011 – 6 tháng 2014

Nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, vốn huy động năm 2011 là 258.477 triệu đồng, năm 2012 là 284.913 triệu đồng tăng trên 26 triệu (tương đương 10,23%) so với năm 2011, đến năm 2013 số vốn huy động được là 317.121

Vốn huy động Vốn điều chuyển

triệu đồng tăng 42.208 triệu (tương đương 15,4%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2011 tỷ lệ lạm phát cao (lên tới 18% năm 2011) nên các ngân hàng phải đối diện với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, để đảm bảo tính thanh khoản NH đã không nằm ngoài cuộc đua tăng lãi suất như các ngân hàng khác trong huyện, cuộc đua này đã khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền gửi vào ngân hàng, NH đã ra sức huy động vốn bằng các chính sách, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: “Gửi tiền trúng vàng cùng Agribank”, chương trình “Tri ân chủ thẻ Agribank”,… dành cho các khách hàng gửi tiền vào chi nhánh.

Bên cạnh đó, vào năm 2012 sâu bệnh xảy trên diện rộng làm người dân phải đối diện với khó khăn nên huy động vốn có tăng nhưng không đáng kể, đến năm 2013 sâu bệnh đã được khắc phục, người dân bắt đầu gia tăng hoạt động sản xuất được phục hồi và phát triển nên vốn huy động vào năm 2013 đã tăng lên, và nhờ sự quyết tâm cao độ của tập thể cán bộ công nhân viên và sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

Qua bảng 4.1 cho thấy: Nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng và chủ yếu lượng vốn tăng nhanh vào 6 tháng đầu năm, nguyên nhân là do người dân chủ yếu là người dân ở huyện sống bằng nghề kinh doanh mua bán nhỏ, sản xuất lúa 2 vụ, Đông Xuân và Hè thu, vụ Đông xuân người dân thường sản xuất đạt lợi nhuận cao, nên lượng tiền gửi vào chi nhánh thời điểm này nhiều hơn so với các tháng còn lại. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động đạt 220.720 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 10,56% đạt 255.022 triệu đồng, trong năm này lượng vốn huy động tăng là do chi nhánh chú trọng phát triển công tác huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút nhiều KH đầu tư vào như: gửi tiền dự thưởng trúng vàng, gửi tiền có quà tặng, thực hiện phát hành thẻ ATM miễn phí tạo điều kiện phát triển sản phẩm này với thị trường nông thôn, thực hiện trả lương qua thẻ cho các tổ chức trên địa bàn thị trấn nên thu hút được lượng vốn khá lớn từ các nguồn này. Bên cạnh đó vốn điều chuyển cũng tăng mạnh, cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên 30% so với 6 tháng năm 2013. Ngoài ra ban lãnh đạo NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành đã bàn nhiều biện pháp, tổ chức thi đua một số hoạt động chủ yếu, tập trung vào việc huy động vốn, thực hiện chỉ tiêu huy động bằng cách giao khoán cho từng bộ phận, đẩy mạnh công tác huy động vốn từ nguồn dân cư, bảo hiểm xã hội. trong thời gian tới chi nhánh cần

đẩy mạnh công tác huy động vốn để gia tăng thu nhập, chiếm lĩnh thị phần khách hàng cũng như khẳng định vị trí của NH ở địa bàn khu vực, đồng thời việc đẩy mạnh công tác huy động vốn còn giúp chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.

43,50% 46,60% 46,90% 30,20% 32,10% 35,70% 11,90% 12,00% 12,80% 10,10% 9,30% 8,90% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang

Hình 4.2: Cơ cấu vốn huy động theo ngành nghề của người gửi tiền tại chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011 – 2013

Nhìn vào hình trên ta thấy, nguồn vốn huy động tại chi nhánh huyện Châu Thành chủ yếu là thuộc các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản bao gồm các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, các cơ sở kinh doanh, sản xuất lưới, nguyên vật liệu phục vụ quá trình đánh bắt thủy hải sản, các hộ gia đình đánh bắt và buôn bán thủy sản,…nhóm này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm, chiếm trên 40% trong tổng vốn huy động. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai đó là nhóm thuộc về hoạt động trong nông nghiệp bao gồm trồng lúa, hoa màu, làm rẫy khóm, cây ăn trái,… các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao chiếm trên 30% trong tổng vốn huy động. Vào năm 2013 khóm lô 7 ở Tắc Cậu (thuộc xã Bình An huyện Châu Thành) đã đăng ký thương hiệu thành công (Ngày 26/04/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang kết hợp cùng

Khai thác chế biến thủy hải sản Trồng lúa, làm rẫy

Công nhân viên chức Kinh doanh, buôn bán

UBND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho sản phẩm “Khóm Tắc Cậu Châu Thành – Kiên Giang”. Tắc cậu cũng là nơi trồng nhiều cây Cau, Dừa đem lại giá trị kinh tế cao,

người dân phấn khởi gia tăng và năng cao năng suất khóm, giá tăng cao hơn so với trước. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm, nguyên nhân là một số ít hộ gia đình đã từ từ chuyển dần sang lĩnh vực khai thác và buôn bán thủy sản. Nhóm chiếm tỷ trọng xếp thứ 3 đó là thuộc nhóm nhân viên công chức, nhóm này chiếm trung bình khoảng 12% và có xu hướng tăng lên, trên địa bàn huyện số cán bộ, công nhân viên càng nhiều, đời sống dần được cải thiện. Nhóm chiếm tỷ trọng thấp nhất là nhóm kinh doanh – buôn bán, nhóm này chiếm tỷ trọng khoảng 10%, các cá nhân và doanh nghiệp buôn bán tại chợ mọc lên ngày cảng nhiều, đời sống người dân được cải thiện nên nhu cầu mua sắm và dịch vụ được yêu cầu cao hơn, vì thế các cá nhân và doanh nghiệp mua bán đã làm ăn rất thuận lợi, có lợi nhuận nhiều hơn, nhiều tiền nhàn rỗi hơn để gửi tiền vào NH.

4.1.3 Tình hình vốn điều chuyển

NHTM Agribank được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm NH mẹ và hệ thống các NH chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức là chu chuyển vốn điều hòa, do tình hình hoạt động của các chi nhánh khác nhau là khác nhau cho nên những chi nhánh NH mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên NH mẹ và xin được nhận một lượng vốn điều hòa cần thiết cho hoạt động của mình. NH phải tốn chi phí nguồn vốn điều hòa cao hơn vốn huy động và các ngân hàng này chỉ được nhận nguồn vốn này sau khi đã lập kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau.

Nguồn vốn huy động có tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay và các hoạt động khác của chi nhánh nên vốn điều chuyển tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho vay của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bạn huyện. Bên cạnh đó người dân ở huyện Châu Thành chủ yếu sống bằng nghề nông, có tập quán sản xuất lúa và khai thác thủy hải sản, nhu cầu về vay vốn rất nhiều nên lượng vốn chi nhánh đã vay vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Vốn điều chuyển của chi nhánh tăng đều qua các năm và chiếm hơn 55% tỷ trọng nguồn vốn. Vào năm 2012 nguồn vốn điều chuyển là 335.951 triệu tăng 4,8% so với năm 2011, đến năm 2103 là 365.891 triệu đồng tăng gần 9% so với năm 2013. Vào năm 2013 tình hình khai thác thủy sản rất thuận lợi, đã thu hút một lượng lớn người dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản, một

phần mở rộng quy mô đánh bắt từ 2 tàu lên 4 tàu,… vì thế có rất nhiều hợp đồng cho vay phục vụ khai thác thủy sản như: cho vay vốn hỗ trợ đóng tàu thuyền, vay tiền mua ngư cụ phục vụ khai thác, mà vốn tại chi nhánh chỉ đáp ứng đủ một phần vì thế chi nhánh đã chủ động vay vốn điều chuyển. Trong thời gian tới, chi nhánh nên cải thiện việc huy động vốn để giảm bớt tỷ trọng của vốn điều chuyển và chủ động hơn trong hoạt động đầu tư, cấp tín dụng,…

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1 Vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền

Nhìn chung, có thể nói ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn, hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nhưng để có thể đánh giá một cách chính xác mức độ ổn định và chi phí của vốn huy động, cũng như những ảnh hưởng của từng nguồn hình thành nên vốn huy động ta phải xem xét từng khoản mục trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Xét theo đối tượng huy động vốn thì NH huy động chủ yếu từ đối tượng là tiền gửi của dân cư và các TCKT. Tuy nhiên, vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn ổn định cao cho NH và là đối tượng tiềm năng sử dụng các dịch vụ của NH, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế biến động không ổn định.

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành phân theo đối tượng gửi tiền giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ từ dân cư 203.365 218.241 258.219 174.938 196.915 14.876 7,31 39.978 18,32 21.977 12,56 VHĐ từ TCKT 55.112 56.672 58.902 45.782 47.107 1.560 2,83 2.230 3,93 1.325 2,89 Tổng VHĐ 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,35 23.302 10,56

4.2.1.1 Vốn huy động từ dân cư

Cũng như các ngân hàng khác, tiền gửi từ đối tượng khách hàng là dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn của tổ chức kinh tế. Tiền gửi từ khách hàng là cá nhân có 2 ưu điểm rất lớn: Thứ nhất, chi phí cho nguồn vốn huy động từ cá nhân thấp, khách hàng chỉ yêu cầu một mức lãi suất hợp lý, tỷ suất sinh lời phù hợp với tình hình thị trường, do đó ngân hàng dễ dàng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng qua những sản phẩm của mình. Thứ hai, qui mô của nguồn vốn tiền gửi từ cá nhân là lớn nhất trong nền kinh tế, vì phần lớn tiền gửi của doanh nghiệp là tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, những dịch vụ khác có quy mô và kỳ hạn không ổn định.

Qua bảng 4.2 cho thấy: VHĐ từ dân cư được xem là nguồn vốn quan trọng của chi nhánh bởi nó chiếm một tỉ trọng lớn, tương đối ổn định và tăng qua các năm. Năm 2011 lượng vốn này đạt 203.365 triệu đồng chiếm gần 80%

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)