Tận dụng thế mạnh và vị trí kinh doanh nằm gần khu cảng cá Tắc cậu, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động xuất – nhập khẩu thủy hải sản, ngân hàng nên đưa ra thêm hướng đa dạng hóa theo loại đồng tiền gửi, không chỉ gửi bằng VND và USD như trước nay, chi nhánh có thể cho khách hàng gửi bằng EUR và các loại ngoại tệ khác để thu hút tiền nhàn rỗi trong quá trình chờ thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp để giúp khách hàng giảm rủi ro do biến động tỉ giá nếu đổi từ ngoại tệ khác sang VND hoặc USD để gửi.
Để thu hút được nguồn vốn ngoại tệ chi nhánh cần chủ động tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, đa dạng đồng tiền huy động… Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ Việt Kiều hay những người xuất khẩu lao động gửi tiền về cho người thân. Ví dụ như chi nhánh nên chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả kiều hối, viết thư giới thiệu dịch vụ tới người lao động của địa phương mình đang ở nước ngoài.
5.2.3 Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ
Sử dụng mức lãi suất luỹ tiến theo số lượng tiền gửi. Cùng một kỳ hạn nhưng nếu khách hàng nào gửi tiền với số lượng lớn hơn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng lãi suất luỹ tiến cho khách hàng gửi tiền có kỳ hạn dài. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với số lượng lớn hơn.
Hình thức gửi tiền một lần và được rút một phần trước hạn mà không phải rút toàn bộ số tiền đã gửi. Phần rút trước hạn sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn, phần còn lại vẫn được tính theo lãi suất bình thường. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay nếu muốn rút trước hạn khách hàng phải rút toàn bộ số tiền đã gửi và tính lãi không kỳ hạn khiến người gửi tiền chia nhỏ số tiền muốn gửi ra làm nhiều kỳ hạn để đề phòng phải rút trước hạn một phần, điều này gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng: tốn kém thủ tục, giấy tờ, lãi suất không cao, ngân hàng không huy động được
khối lượng vốn lớn nhất... Vì thế hình thức này sẽ giúp ngân hàng tăng được lượng tiền gửi có kỳ hạn dài hơn.
5.2.4 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo từng nhóm khách hàng cụ thể
Hiện nay, những sản phẩm huy động vốn của Agribank chỉ mới chú trọng đa dạng hóa theo hướng đa dạng theo kỳ hạn gửi (kỳ hạn lẻ, kỳ hạn theo tuần, tháng) và đa dạng theo nhóm đối tượng khách hàng (chủ yếu là 2 nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp). Chi nhánh nên hình thành và phát triển một số hình thức mới vừa có tính chất huy động, vừa có tính chất cho vay nhằm đưa ra trọn gói sản phẩm thỏa mãn được từng đối tượng khách hàng, cụ thể là:
Đối với khách hàng cá nhân có thu nhập cao, lượng tiền gửi lớn thì chi nhánh nên đưa ra gói sản phẩm bao gồm: tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất ưu đãi hơn, sản phẩm đi kèm là thẻ tín dụng với hạn mức cao.
Đối với khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình và thấp, gói sản phẩm nên bao gồm: cho vay tiêu dùng như: mua xe, mua nhà,... đi kèm đó là tài khoản gửi góp. Ví dụ: khách hàng mở tài khoản gửi góp với mục đích là mua xe ô tô, khi khách hàng tích lũy đến số dư tiền gửi 70% giá trị xe ô tô thì chi nhánh tiến hành cho khách hàng vay để thực hiện mục đích mua sắm của mình.
5.2.5 Hoạt động marketing và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Để gia tăng tiện ích cho khách hàng, chi nhánh có thể triển khai dịch vụ đầu tư tự động. Vd: khi tiền gửi thanh toán của khách hàng vượt mức nhất định (gọi là mức sàn), phần tiền vượt này sẽ được tự động chuyển sang tài khoản đặc biệt – đó là tài khoản đầu tư tự động với mức lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi số tiền trên tài thanh toán giảm xuống thấp hơn mức sàn, tiền sẽ tự động chuyển từ tài khoản đầu tư về tài khoản tiền gửi thanh toán.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: trong thời đại ngày nay việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay đổi. Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt
được thực hiện tốt sẽ thu hút các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng.
Bên cạnh sử dụng các hình thức quảng cáo như: treo băng rôn, phát tờ rơi thì ngân hàng có thể sử dụng hình thức quảng cáo các sản phẩm dịch vụ thông qua thư điện tử, điện thoại và qua Internet vừa mang lại hiệu quả cao vừa có chi phí thấp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên qua thời gian thực tập tại ngân hàng, căn cứ vào thực tế hoạt động của ngân hàng tôi xin đưa ra một số giải pháp đã nêu trên, hy vọng góp phần mang lại hướng phát triển mới tốt hơn cho ngân hàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, tác động không ít đến nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Dù phải đối mặt với nhiều thử thách lớn, nhưng NHNN&PTNN chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang không ngại đối mặt và lấy những thách thức đó để làm bàn đạp, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn lớn và ngày càng trưởng thành hơn. Điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận qua các năm điều tăng, thể hiện hoạt động của ngân hàng đạt được thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của chi nhánh chủ yếu chỉ dựa vào hoạt động cấp tín dụng, đồng nghĩa với thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng rất cao còn thu nhập từ hoạt động dịch vụ có tỷ trọng rất thấp. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần tăng cường đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hơn, để đa dạng hình thức kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.
Về tình hình huy động vốn trong 3 năm (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2014, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành đã đạt được những kết quả khả quan. Huy động vốn được nâng cao, vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, công tác huy động vốn này càng được ban lãnh đạo và công nhân viên quan tâm. Ngân hàng đã từng bước tạo được lòng lòng tin của khách hàng, là nơi giữ tiền đáng tin cậy đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Chính những yếu tố đó đã góp phần làm cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Ngân hàng đã cố gắng hạn chế những điểm yếu, tận dụng những điểm mạnh và nắm bắt được những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình.
Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động hấp dẫn, luôn quan tâm đến phong cách phục vụ, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm tạo niềm tin, sự tiện lợi cho khách hàng đến gửi tiền và rút tiền để thu hút được nhiều KH đến giao dịch với NH. Ta thấy NH huy động vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, với các chương trình khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn, có mức lãi suất ưu đãi cho
khách hàng nhưng lại còn hạn chế tiền gửi của tổ chức tín dụng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nên NH cần mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, cần có biện pháp quảng bá những lợi ích của loại tiền gửi này cụ thể để thu hút một lượng lớn khách hàng. Với những giải pháp đề ra, hy vọng sẽ góp ít phần nào để công tác huy động vốn của ngân hàng được hoàn thiện, đồng thời nâng cao khả năng thu hút nguồn tiền gửi từ nền kinh tế, giúp chi nhánh từng bước khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Chính phủ
- Ổn định môi trường pháp lý: Môi trường hoạt động của hệ thống NH Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các NH hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa NH quốc danh với NH cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động NH còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các NH,.... nên Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung luật NHNN. Đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động NH hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế đất nước.
- Ổn định môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi, đem lại thu nhập cao, kích thích gửi tiền vào NH để tăng thêm thu nhập, như vậy hoạt động HĐV của NH mới mở rộng và phát triển. Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích kinh tế tư nhân, mở của thu hút đầu tư nước ngoài.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Cần ban hành những chính sách, cơ chế hợp lý nhằm bình ổn tình trạng biến động bất thường của tỷ giá, giá vàng; duy trì lạm phát ở mức 1 con số, bình ổn giá cả thị trường nhằm đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đồi sống dân cư, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đối với các NH bằng cách xử lý nghiêm những NH làm sai quy định của NHNN và công bố đại chúng những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ.
- Phối hợp với các trường Đại học có chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng để soạn ra những khung giáo trình sát với thực tế và chuyên môn sâu nhằm đầu tư cho tương lai một nguồn nhân lực trình độ cao và nhạy bén, có khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh khóc liệt của NH.
6.2.3 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nam
- Hỗ trợ thêm cho Chi nhánh về vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ NH hiện đại nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các NH đối thủ.
- Đặt ra chỉ tiêu về tổ chức thi đua về khả năng huy động vốn giữa các chi nhánh, tổng kết khen thưởng toàn hệ thống vào giữa và cuối mỗi năm.
- Tăng cường hơn nữa việc quảng bá thương hiệu của mình đế với công chúng, giới thiệu rộng rãi các loại sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi của NH đến với các doanh nghiệp và KH cá nhân không những ở trong địa bàn huyện mà ra ngoài cả địa bàn.
- Về nhân sự, NH cũng nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho các cán bộ của NH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Kiều Oanh, 2010. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Nóc. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
2. Lê Thị Ngọc Mai, 2013. Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 3. Mai Phương, 2013. Gửi tiền ngân hàng vẫn là kênh đầu tư nhiều người lựa chọn, truy cập ngày 22-10-2014 tại http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-
te/thuong-truong/gui-tien-ngan-hang-van-la-kenh-dau-tu-duoc-nhieu-nguoi- lua-chon.html.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Tp. HCM. Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.
6. Nguyễn Văn Tiến, 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Học Viện Ngân Hàng. NHà xuất bản thống Kê
7. Phạm Minh Ngọc, 2013. Phân tích tình hình vốn huy động và đề xuất một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
8. Phạm Nguyễn Đông Giang, 2011. Phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Minh Vĩnh Long.
Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
9. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Tiền Phong, 2013. Toàn cảnh ngân hàng 2013, truy cập ngày 22-12-2014, tại http://laisuat.vn/tin-tuc/Toan-canh-Ngan-hang-2013-7991.aspx.
11. Vũ Thị Hồng Ngọc, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.