Nhìn chung, có thể nói ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn, hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nhưng để có thể đánh giá một cách chính xác mức độ ổn định và chi phí của vốn huy động, cũng như những ảnh hưởng của từng nguồn hình thành nên vốn huy động ta phải xem xét từng khoản mục trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.
Xét theo đối tượng huy động vốn thì NH huy động chủ yếu từ đối tượng là tiền gửi của dân cư và các TCKT. Tuy nhiên, vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn ổn định cao cho NH và là đối tượng tiềm năng sử dụng các dịch vụ của NH, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế biến động không ổn định.
Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành phân theo đối tượng gửi tiền giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ từ dân cư 203.365 218.241 258.219 174.938 196.915 14.876 7,31 39.978 18,32 21.977 12,56 VHĐ từ TCKT 55.112 56.672 58.902 45.782 47.107 1.560 2,83 2.230 3,93 1.325 2,89 Tổng VHĐ 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,35 23.302 10,56
4.2.1.1 Vốn huy động từ dân cư
Cũng như các ngân hàng khác, tiền gửi từ đối tượng khách hàng là dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn của tổ chức kinh tế. Tiền gửi từ khách hàng là cá nhân có 2 ưu điểm rất lớn: Thứ nhất, chi phí cho nguồn vốn huy động từ cá nhân thấp, khách hàng chỉ yêu cầu một mức lãi suất hợp lý, tỷ suất sinh lời phù hợp với tình hình thị trường, do đó ngân hàng dễ dàng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng qua những sản phẩm của mình. Thứ hai, qui mô của nguồn vốn tiền gửi từ cá nhân là lớn nhất trong nền kinh tế, vì phần lớn tiền gửi của doanh nghiệp là tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, những dịch vụ khác có quy mô và kỳ hạn không ổn định.
Qua bảng 4.2 cho thấy: VHĐ từ dân cư được xem là nguồn vốn quan trọng của chi nhánh bởi nó chiếm một tỉ trọng lớn, tương đối ổn định và tăng qua các năm. Năm 2011 lượng vốn này đạt 203.365 triệu đồng chiếm gần 80% trên tổng vốn huy động, đạt được mức này là do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản cũng thuận lợi. Sang năm 2012 lượng vốn huy động từ dân cư đạt 218.241 triệu đồng tăng 7,31% so với năm 2011, trong năm 2012 thì người dân đã ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên vào năm này sâu bệnh xuất hiện nhiều, lan ra trên diện rộng, nên người dân làm nghề nông không có lợi nhuận cao cho lắm, khi trừ các khoản chi phí thì vẫn còn lượng lợi nhuận tương đối nên lượng vốn huy động có tăng nhưng không cao. Vào năm 2013, vốn huy động từ dân cư tăng lên gần 40% so với năm 2012, đạt 258.219 triệu đồng. Nguồn gửi tiền từ dân cư thuộc nhiều đối tượng và ngành nghề đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong năm 2013 mặc dù nền kinh tế trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, nhưng người dân tăng cường hoạt động sản xuất, nuôi trồng và buôn bán nên đời sống có nhiều cải thiện, có lợi nhuận nên lượng tiền gửi vào ngân hàng từ nhóm dân cư tăng lên, thêm vào đó ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiền nên lượng vốn huy động từ nhóm dân cư tăng nhanh.
Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng trong tổng giá trị vốn huy động từ đối tượng là dân cư. Quy mô vốn huy động được mở rộng do hiện tại là thời điểm đầu năm, đối với người dân thì chi tiêu thấp, nhu cầu tiết kiệm tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 VHĐ từ dân cư đạt 196.915 triệu đồng tăng 21.977 triệu (gần 12%) so với 6 tháng năm 2013.
4.2.1.2 Vốn huy động từ tổ chức kinh tế
Vốn huy động từ TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, đối tượng KH chủ yếu là cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Họ gửi tiền vào NH nhằm để đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch trả lương cho nhân viên của mình. Năm 2011, vốn huy động từ TCKT là 55.112 triệu đồng, vào năm này lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp phải dự trữ tiền mặt để chủ động đối phó với các diễn biến bất thường trên thị trường, thêm vào đó là thực trạng hàng tồn kho tăng cao. Đến năm 2012, vốn huy động từ nguồn này tăng nhẹ đạt 56.672 triệu đồng (tăng 2.83%). Nguyên nhân là do Châu Thành là huyện chủ yếu sản xuất lúa, tình trạng được mùa, mất giá luôn là điều nhức nhói bấy lâu nay của người dân, trong năm 2012, giá lúa sụt giảm nhẹ do không xuất khẩu ra nước ngoài được nên lượng vốn huy động từ TCKT có tăng nhưng không tăng nhanh.
Sang năm 2013, vốn huy động từ TCKT đạt 58.902 triệu đồng tăng 3,93% so với năm 2012, nguyên nhân là những hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tình hình thu nợ cũng tốt hơn do người nông dân trúng mùa, bên cạnh đó nhu cầu xây dựng nhà ở tăng nên các cửa hàng vật liệu xây dựng làm ăn hiệu quả và thu nhập của họ cũng tăng lên nên lượng vốn huy động từ TCKT tăng lên trong năm 2013.
Năm 2014 tình hình kinh tế trên địa bàn dần trên đà phát triển, cộng thêm chi nhánh thực hiện mở thẻ miễn phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn, nên lượng vốn huy động từ TCKT cũng tăng lên, đạt 47.107 triệu đồng, tăng 1.325 triệu đồng so với năm 2013. Đây là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như các NHTM trên địa bàn huyện Châu Thành là một địa chỉ tin cậy trong lòng khách hàng bao gồm cả khách hàng là doanh nghiệp. Trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận các nguồn tiền gửi của TCKT là tiền đề để phát triển dịch vụ thanh toán, mua bán, bảo lãnh, cho vay,… Lãi suất huy động đã được Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh giảm đến 5 lần, chỉ còn khoảng 8%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn nhưng Agribank Châu Thành vẫn thu hút được một lượng vốn tiền gửi rất lớn từ xã hội. Vấn đề ở đây là do lãi suất 8%/năm dù khá thấp nhưng là phù hợp với kỳ vọng lạm phát năm 2012 chỉ vào khoảng 6,81% thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát kỷ lục hơn 18% năm 2011. Thêm vào đó, vàng đã xuống đáy sau một năm thăng hoa, gửi tiết
kiệm cũng là kênh đầu tư an toàn cho người dân sau một năm quá mệt mỏi với những sóng gió của nền kinh tế.