2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập tại phòng phòng kế hoạch và kinh doanh với một số tài liệu như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, thông tin trên internet và các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu em đã tìm hiểu và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu áp dụng :
- Mục tiêu 1: Thực trạng huy động vốn từ năm 2011 – 6/2014 được tính toán và phân tích bằng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, tính tỷ trọng để thấy được sự thay đổi của các nhân tố qua từng năm.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu liên quan để phân tích các yếu tố tác động đến thực trạng huy động vốn của ngân hàng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác huy động vốn.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.
* Các phương pháp sử dụng trong đề tài
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu của kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.
y= y1 – y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
y : phần chênh lệch tăng giảm giữa các chỉ tiêu
Phương pháp này nhằm phản ánh sự biến động về quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so với các chỉ tiêu cơ sở, đo lường mức độ biến động nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng phân tích.
y
y(%)= x 100 yo
Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước
y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu y(%): tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
- Phương pháp chỉ số: sử dụng các chỉ số tài chính đã được học để phân tích, đưa ra nhận xét, đánh giá vấn đề đang nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU THÀNH NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU THÀNH
3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Kiên Giang
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang là chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam đã qua hai lần đổi tên, tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang được thành lập ngày 18/05/1988 quyết định số 31/NH – QD của tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trên cơ sở thừa kế đội ngũ nhân viên của ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang và ngân hàng đầu tư xây dựng Kiên Giang.
Năm 1990 ngân hàng Phát triển nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang được đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang theo quyết định số 603/NH – QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến 1996 là NHNN&PTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang và đến nay là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên NHNN&PTNN chi nhánh tỉnh Kiên Giang đặt tại số 1 Hàm Nghi, Phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Hoạt động kinh doanh theo quy chế tổ chức kinh doanh do Tổng giám đốc quyết định và ban hành.
3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành là chi nhánh trực thuộc NHNN&PTNT tỉnh Kiên Giang. Được xây dựng và trưởng thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN&PTNT tỉnh Kiên Giang. Chi nhánh đặt tại khu phố Minh An, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang với các xã thuộc huyện là: Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Giục Tượng, Vĩnh Hòa Hiệp, Bình An, Minh Hòa, Châu Thành là một trong các trung tâm văn hóa chính trị xã hội của tỉnh. Phía tây giáp Rạch Giá, phía Bắc giáp Tân Hiệp, phía Nam giáp huyện An Biên và Giồng Riềng, phía Đông giáp huyện Gò Quao. NHNN&PTNT huyện Châu Thành là một trong 15 ngân hàng trực thuộc NHNN&PTNT.
Ngân hàng được xây dựng và trưởng thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN&PTNT chi nhánh Kiên Giang. Trong quá trình hình thành và phát triển chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1988 trở về trước NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành mang tên là ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành.
Giai đoạn 2: Từ năm 1988 đến 1990 thực hiện chỉ thị 400/CP ngày 11/04/1990 của thủ tướng Chính Phủ đã tách hệ thống ngân hàng Nhà nước thành NHNN&PTNT tỉnh Kiên Giang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nên Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành
Giai đoạn 3: Từ năm 1990 đến năm 2012 cùng với việc ban hành Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính (25/05/1990) và hàng loạt nghị định của Chính phủ được ban hành. Trong đó, có quyết định công nhận NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành là doanh nghiệp Nhà nước cùng với việc chuyển đổi tên trên theo quyết định của Chính phủ, NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành được thành lập vào ngày 15/10/1996. Theo văn bản số 3329/ĐMĐN ngày 11/07/1996 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 280/QĐ – NH5 lấy tên NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành.
Giai đoạn 4: Từ năm 2012 đến nay NHNN&PTNN chi nhánh Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã được đổi tên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, NHNN&PTNN chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả ngày một tốt hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập như ngày hôm nay thì ngân hàng cần phải phấn đấu hơn nữa để có thể tồn tại trong sân chơi bình đẳng đó. Đến nay, ngân hàng có thể tự hào vì đã thực hiện đầy đủ tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng ngày một hoàn thiện hơn.
Với những thành quả đã đạt được và với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”. Do đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn luôn nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng tổ chức các khóa huấn luyện trong nội bộ ngân hàng để nâng cao
năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên và luôn cải thiện tác phong làm việc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng
3.1.3.1 Chức năng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Châu Thành hoạt động với chức năng của một NHTM như sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động.
- Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian với lãi suất do ngân hàng quy định.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế, sản xuất nông nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch,… bằng đồng Việt Nam.
- Ngoài ra, còn nhận ủy thác cho vay xóa đói giảm nghèo với ngân hàng phục vụ cho người nghèo.
3.1.3.2 Nhiệm vụ
NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành là thành viên đại diện ủy quyền của NHNN&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng nông nghiệp, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNN&PTNT Việt Nam. NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành có các nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành các loại giấy tờ có giá, trái phiếu, kỳ phiếu, tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, cơ quan địa phương, các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. - Cho vay: cho vay ngắn hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình, cho vay hộ người nghèo, cho vay ủy thác các dự án nước ngoài.
- Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của NHNN&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh dịch vụ: thu và chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, triết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, nhân cất trữ, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, chi trả kiều hối, cho vay cầm cố, dịch vụ két sắt, bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và NHNN&PTNT Việt Nam cho phép.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận
3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành
3.1.4.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban Giám đốc: giám đốc là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, tiếp nhận các chỉ thị của cấp trên phổ biến cho toàn thể công nhân viên trong chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình, đề ra những giải pháp để chi nhánh hoạt động hiệu quả. Phó giám đốc là người được ủy quyền một số nhiệm vụ đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc với những quyết định của mình.
* Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban giám đốc, phân tích hoạt động kinh doanh, đề xuất những chiến lược huy động vốn, kinh doanh, khách hàng… hoạch định những phương án đầu tư có hiệu quả, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, đồng thời trực tiếp thẩm định và tái thẩm định cho vay các dự án thuộc các thành phần kinh tế. Phát triển cơ sở khách hàng, phát triển thị phần hoạt động ngân hàng trên địa bàn, thực hiện marketing sản phẩm nhằm cung ứng một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất các sản phẩm về huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ khác của TienPhong Bank tới khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Phòng giao dịch Tổ kiểm tra –
kiểm soát nội bộ
Ban Giám đốc
Phòng kế hoạch – kinh doanh
Phòng kế toán - ngân quỹ
Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; Kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng để thực hiện việc cho vay theo quy định của pháp luật và quy định của TienPhong Bank, đảm bảo tính pháp lý và khả năng trả nợ của khách hàng và mang lại thu nhập NH. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Tiếp cận kiểm tra sử lý hồ sơ xuất, nhập và thanh toán quốc tế trước khi chuyển cho trung tâm thanh toán tập trung tại Hội sở.
* Phòng kế toán – ngân quỹ
Kế toán: trực tiếp hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác kịp thời và khách quan, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam, phân tích các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, xử lý cung cấp và lưu trữ thông tin tại chi nhánh, chấp hành tốt chế độ báo cáo và giải trình thực hiện kế hoạch tài chính hằng năm với ngân hàng cấp trên, cập nhật và xử lý thông tin dữ liệu kịp thời chính xác nhằm phục vụ cho nhu cầu chỉ đạo hằng ngày của Ban giám đốc và chuyển tiếp thông tin lên Ngân hàng cấp trên.
Ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ thu chi tiền mặt.
* Tổ kiểm tra – kiểm soát nội bộ
Kiểm tra lại toàn bộ việc cho vay và thu nợ, thu chi tài chính của chi nhánh, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, kiểm tra theo định kỳ và chấn chỉnh sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh và báo cáo đề xuất cho ban giám đốc, báo cáo thống kê kịp thời cho ngân hàng cấp trên.
* Phòng giao dịch
Được mở thêm góp phần phục vụ cho cán bộ có nhu cầu vay vốn được thuận lợi dễ dàng, nhanh chóng giảm chi phí đi lại, và rút ngắn thời gian khi đi vay. Bên cạnh đó cũng còn nhiều thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư. Đối với các phong trào giao dịch như: phòng giao dịch Bình An, phòng giao dịch Vĩnh Hòa, và phòng giao dịch cụm Mong Thọ: giám đốc phòng giao dịch, 3 cán bộ tín dụng, 1 kế toán và 1 thủ quỹ. Quá trình cho vay
của các phòng giao dịch cũng được thực hiện các chức năng cho vay tương tự nhau, số tiền cho vay bằng nhau và được quy định theo từng thời điểm.
3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011- 6 THÁNG 2014 NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011- 6 THÁNG 2014
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhưng ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó để tăng lợi nhuận thì cần tăng thu nhập và quản lý hiệu quả chi phí để nâng cao chât lượng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành – Tỉnh Kiên Giang có nhiều biến động. NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế khả năng tái lạm phát, quản lý chặt trần lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ doanh nghiệp, hộ sản xuất và đẩy mạnh cho vay ưu đãi. Nền kinh tế thị trường cũng có những thay đổi và dần hồi phục. Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn, song do bám sát chỉ đạo của cấp trên, đề ra những biện pháp có hiệu quả, cùng nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên NH, đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt sau những nỗ lực hoạt động.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T.2013 6T.2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2014/ 6T.2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập 97.688 100.720 106.744 56.438 59.847 3.032 3,10 6.024 5,98 3.409 6,04 Thu từ lãi 93.595 95.807 101.637 53.494 56.829 2.212 2,36 5.830 6,09 3.335 6,23
Thu ngoài lãi 4.093 4.913 5.107 2.944 3.018 820 20,03 194 3,95 74 2,51
2. Chi phí 84.810 86.142 88.902 48.677 50.899 1.332 1,57 2.760 3,20 2.222 4,56 Chi phí lãi 71.546 72.785 74.193 40.952 42.981 1.239 1,73 1.408 1,93 2.029 4,95 Chi phí ngoài lãi 13.264 13.357 14.709 7.725 7.918 93 0,70 1.352 10,10 193 2,49 Lợi nhuận 12.878 14.578 17.842 7.761 8.948 1.700 13,20 3.264 22,40 1.187 15,29
3.2.1 Phân tích thu nhập
Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng trưởng qua các năm, trong đó nguồn thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao chiếm hơn 90% và là nhân tố