Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nội tệ và cả ngoại tệ, tuy nhiên, vốn huy động bằng nội tệ chiếm ưu thế hơn so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Nguyên nhân là do vốn ngoại tệ gửi vào chi nhánh chủ yếu từ số ít các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán xuất nhập – khẩu và một số ít người dân tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào ngoại tệ. Vì vậy, mà lượng khách hàng gửi ngoại tệ vào chi nhánh còn rất hạn chế. Nhưng đây là nguồn vốn khá quan trọng, góp phần ổn định tỷ giá, tạo tính thanh khoản trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường. Loại vốn huy động khác nhau sẽ chịu tác động khác nhau của các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH. Dưới đây là bảng 4.4 thể hiện tình hình vốn huy động phân theo loại tiền tệ của chi nhánh giai đoạn 2011 – 6/2014:
Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT chi nhánh Châu Thành phân theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 – 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6T.2013/6T.2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ VND 219.690 243.545 261.219 188.795 201.958 23.855 10,90 17.674 7,26 13.163 6,97 VHĐ ngoại tệ 38.787 31.368 55.902 31.925 42.064 (7.419) (19,00) 24.534 78,21 10.139 31,76 Tổng VHĐ 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 16.436 6,36 42.208 15,35 23.302 10,56
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang
+ Nội tệ
Qua bảng 4.4, ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm hơn 85% tổng vốn huy động của NH. Năm 2011, nguồn vốn này là 219.690 triệu đồng, năm này là năm khó khăn của nền kinh tế với nhiều diễn biến bất thường của thị trường vàng, giá USD liên tục tăng, nhưng nhờ thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên cộng thêm nhiều chương trình khuyến mãi và chăm sóc KH nên chi nhánh đã thu hút một lượng KH đến gửi tiền. Sang năm 2012 nguồn vồn huy động từ nội tệ tăng 23.85% đạt 243.545 triệu đồng, đến năm 2013 nguồn vốn này đạt 261.219 triệu đồng. Mặc dù tình hình kinh tế của tỉnh gặp khá nhiều khó khăn, sản lượng, năng suất của các cây lương thực chính của huyện giảm do tình hình thời tiết xấu, ngập úng và sâu bệnh, dịch bệnh heo tai xanh và cúm gia cầm gây thiệt hại đến ngành chăn nuôi. Tuy nhiên các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, ngư dân đánh bắt thủy sản ngày một nhiều hơn, khai thác được sản lượng lớn, giá cả thủy sản thì cũng ổn định, thêm vào đó ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi và dịch vụ khách hàng, người dân vẫn tiếp tục gửi tiết kiệm.
Điểm qua tình hình 6 tháng đầu năm 2014, có thể thấy khá nhiều nét tương đồng với năm 2013. Giá trị vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, về mặt giá trị tiếp tục tăng mạnh thêm 13.163 triệu đồng, tăng 6,97% so với 6 tháng đầu 2013. Mức tăng này là do tình hình kinh tế vẫn tương tự 2013, môi trường kinh doanh khá ổn định, không có quá nhiều biến động về các chỉ số cơ bản như lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng.
+ Ngoại tệ
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của NH. Năm 2011, nguồn vốn này là 38.787 triệu chiếm khoảng 15% tổng vốn huy động, do các doanh nghiệp xuất khẩu trong huyện có mở tài khoản tại NH, ngày càng nhiều có hợp đồng xuất khẩu hơn. Sang năm 2012, vốn huy động từ ngoại tệ giảm 7.419 triệu đồng (tương ứng giảm 19%) so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do chính sách nhằm ổn định tỷ giá của NHNN, thông tư số 14/2011/TT-NHNN áp dụng từ 2/6/2011 (giảm lãi suất huy động USD của cá nhân xuống 2%/năm, TCKT xuống 0,5%/năm), cũng như chênh lệch cao giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và nội tệ đã không còn thu hút KH gửi tiền ngoại tệ và xu hướng của người dân thường giữ ngoại tệ và vàng nên số lượng ngoại tệ đưa vào đầu tư còn thấp. Tỷ giá USD, chênh lệch
lãi suất giữa huy động vốn bằng VNĐ và NHNH siết chặt cho vay bằng USD là ba yếu tố có thể xem xét và giải thích cho sự sụt giảm của vốn huy động bằng ngoại tệ. Xét về tỷ giá, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2011 tỷ giá USD chỉ tăng 2,24%, năm 2012 giảm 0,96%, cho thấy sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam trong giai đoạn này là khá cao với khoảng 14% trong năm 2011 và 8% -9% trong năm 2012 trong khi lãi suất cho đồng USD có lúc chỉ dao động trên dưới 2%. Như vậy, khách hàng sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm giữ đồng nội tệ. Đến năm 2013, lượng vốn huy động từ ngoại tệ đạt 55.902 triệu đồng tăng 78,21% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm này lượng tiền gửi từ kiều bào sinh sống và làm việc tại nước ngoài tăng lên, thêm vào đó lượng, tình hình xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài cũng tăng lên nên lượng thu từ ngoại tệ tăng trong năm này.
Qua bảng trên ta có thể thấy: So với cùng kỳ 6 tháng đầu 2013 thì 6 tháng đầu 2014 có sự tăng trưởng vốn huy động rất khả quan cả về nguồn vốn bằng nội tệ lẫn ngoại tệ. Đồng thời bằng những cố gắng của đội ngũ cán bộ trong NH nhằm khắc phục tình trạng lượng vốn huy động ngoại tệ giảm. Vốn huy động từ ngoại tệ 6 tháng 2014 đạt 42.064 triệu đồng, tăng 31,76% so với cùng kỳ năm 2013.
4.2.4. Phân tích cạnh tranh lãi suất huy động bằng VND của chi nhánh so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn
4.2.4.1 Tình hình lãi suất huy động vốn
Trong thời gian gần đây, sự biến động mạnh mẽ về lãi suất đã tác động trực tiếp đến sự ổn định của nền kình tế rất đáng kể. Trước những biến động lãi suất nhiều NHTM cũng đã chịu thiệt hại và suy giảm khả năng sinh lợi. Như vậy để hạn chế tác động của lãi suất và chiếm được thị phần vốn, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh cao và phù hợp với diễn biến của thị trường. Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng.
Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Đầu năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/201 về những
giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngay sau đó, NHNN đã có nhiều giải pháp khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là 20% và 16%. Ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013. Về phía các ngân hàng thương mại, nhờ được giám sát và xử lý cương quyết những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động, đồng thời với các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM yếu kém, tình trạng một số NHTM phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng đã được khắc phục.
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 31/5/2013, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 6,59% so với cuối năm 2012, trong đó huy động vốn bằng VNĐ tăng 7,55%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 0,85%. Đặc biệt, huy động vốn VNĐ tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 11,5%), tổ chức kinh tế (tăng 1,23%). Điều đó cho thấy, gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được nhiều người dân lựa chọn hiện nay.
4.2.4.2 Phân tích cạnh tranh lãi suất của chi nhánh so với một số ngân hàng khác trên địa bàn huyện
Thực tế trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay không một ngân hàng nào có thể kiểm soát được lãi suất do đó giá cả do thị trường quyết định lãi suất. Các NHTM dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và khách hàng của mình để đưa ra mức lãi suất nhưng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các ngân hàng khác là mấy. Để thấy được sự cạnh tranh lãi suất của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 4.5 : Lãi suất huy động bằng VNĐ ngày 3/10/2014 của một số ngân hàng trên địa bàn huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang
Kỳ hạn Agribank DongA Bank
TECHCO MBANK
KIENLONG
BANK BIDV ACB
KKH 1,2 0.4 0,5 1 1 1 1 tháng 6 5,8 5,5 6 4,5 5,1 2 tháng 6 5,9 5,54 6 5 5,1 3 tháng 6 5,99 5,6 6 5,75 5,2 6 tháng 6 6,2 5,9 7 6 6 9 tháng 6 6,3 6,1 7 6,5 6,2 12 tháng 8 7,1 6,92 7,7 7,2 6,8 18 tháng 8 7,4 7,26 7,8 7 7,7 24 tháng 8 7,7 7,48 7,8 7 7,7
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ bảng niêm yết lãi suất huy động bằng VND tính theo trả lãi cuối kỳ đối với khách hàng cá nhân ngày 3/10/2014 của các NH trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Nhìn chung, lãi suất huy động vốn của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động của các đối thủ khác trong cùng địa bàn, đối với lãi suất có kỳ hạn thì lãi suất của chi nhánh nhìn chung là cao hơn các NHTM khác tiêu biểu là Đông Á bank, BIDV, Techcombank. Cả tiền gửi kỳ hạn ngắn và tiền gửi có kỳ hạn dài của chi nhánh cao hơn so với các NH khác. Điều này cho thấy chi nhánh đang cần vốn để cho vay, công tác cho vay của chi nhánh hiện đang hiệu quả, vì thế chi nhánh huy động vốn với lãi suất cao hơn các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Tuy nhiên KH đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngân hàng có mức lãi suất linh động, hấp dẫn, hay vì những chương trình khuyến mãi,… nếu vì những yếu tố đó thì có lẽ các đối thủ cạnh tranh cũng đã áp dụng, thậm chí áp dụng khá hiệu quả. Điều mà họ quan tâm ở đây chính là thái độ và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, uy tín mà ngân hàng đang có được, thật sự đã tác động rất lớn đến tâm lý gửi tiền, KH tin tưởng vào chi nhánh. Chi nhánh huyện Châu Thành có chính sách lãi suất phù hợp với tình hình hiện nay, vừa huy động được nguồn vốn ngắn trung và dài hạn, góp phần vào việc tạo ra lượng vốn điều hòa và ổn định trong việc hoạt động của ngân hàng. Tiền gửi
đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay.
Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện lãi suất linh hoạt hấp dẫn hơn đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn vì bên cạnh nhu cầu thanh toán thì yếu tố sinh lời sẽ hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng hơn và các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn vì theo kết quả khảo sát trong bối cảnh lãi suất có nhiều biến động như hiện nay thì đa số khách hàng ưa chuộng hình thức tiền gửi này hơn, do đó lãi suất đối với các khoản tiền gửi này phải thật sự hấp dẫn và linh hoạt thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng.
4.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU
Để đánh giá được vốn huy động có vai trò như thế nào trong hoạt động của NH cũng như mức độ ổn định của nguồn vốn này và hiệu quả sử dụng vốn huy động, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn như sau:
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại NNNN&PTNN chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2011 – 6 tháng 2014
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Vốn huy động Triệu
đồng 258.477 274.913 317.121 220.720 244.022 Vốn điều chuyển Triệu
đồng 320.448 335.951 365.891 289.415 378.927 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 578.925 610.864 683.012 510.135 622.949 Dư nợ Triệu đồng 441.302 486.423 539.011 499.872 606.278 Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 160.897 168.706 208.779 151.861 166.893 Chi phí lãi Triệu
đồng 71.546 72.785 74.193 40.952 42.981 VĐC/ tổng VHĐ Lần 1,24 1,22 1,15 1,31 1,55 VHĐCKH/tổng VHĐ % 62,25 61,37 65,84 68,80 68,39 Dư nợ/tổng VHĐ % 170,73 176,93 169,97 226,47 248,45 CP lãi/TNV % 12,36 11,91 10,86 8,02 6,90 VHĐ/TNV % 44,65 45,00 46,43 43,27 39,17
4.3.1 Phân tích chỉ tiêu vốn điều chuyển/tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở. Năm 2011 vốn điều chuyển gấp 1,24 lần vốn huy động, nguyên nhân là do tình hình huy động vốn trong thời gian này khó khăn, vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của KH, buộc chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vốn vay. Và đến năm 2012, con số này giảm còn 1,22 lần, đến năm 2013 giảm còn 1,15 lần. Tình hình huy động vốn có cải thiện so với năm 2011 nhưng lượng vốn huy động còn tương đối thấp mà nhu cầu vốn vay cao dẫn đến việc chi nhánh luôn cần một lượng vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vốn vay của KH. Trước tình hình này, chi nhánh cần có những biện pháp thu hút KH như khuyến mãi, chăm sóc KH,… để cải thiện cơ cấu vốn, giảm sự phụ thuộc vào hội sở.
4.3.2 Phân tích chỉ tiêu vốn huy động/ tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Thông thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt mức 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại NH. Theo bảng 4.6 cho thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn tại chi nhánh Châu Thành đang có xu hướng tăng qua giai đoạn năm 2011 – 6 tháng 2014. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh đang ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn kinh doanh của mình, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương. Vốn vay huy động năm 2011 đáp ứng được 44,65%, năm 2012 là 45%, năm 2013 là 46,43% riêng 6 tháng đầu năm 2014 là 39,17% nhu cầu vốn của chi nhánh. Tuy lượng vốn tự huy động được ngày càng tăng nhưng so với nhu cầu vốn của mình thì chi nhánh cũng chỉ tương đối đáp ứng một phần, phần lớn trên 50% còn lại