Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 73 - 74)

Thứ nhất, tỷ trọng vốn điều chuyển không ổn định qua các năm, ngân hàng còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển (chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn). Cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh chưa thật tốt lắm, chi phí của chi nhánh không kiểm soát được, dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh sẽ không ổn định.

Thứ hai, tuy tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm, nhưng thực tế cho thấy số dư tiền gửi này vẫn còn rất nhỏ. Nguồn vốn huy động của NH dường như đang phụ thuộc vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân. Điều này làm cho NH mất khá nhiều chi phí cho việc trả lãi.

Thứ ba, việc sử dụng các công cụ nợ khác như trái phiếu còn thấp và chưa ổn định. Nguồn HĐV bằng ngoại tệ, các công cụ nợ khác còn chưa cao.

Bảng 4.7: Các mặt tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác huy động vốn tại chi nhánh Châu Thành

Kết quả/nhận định Giải pháp

Vốn huy động

- Tỷ trọng VHĐ không ổn định qua các năm.

- Phụ thuộc nhiều vào sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng cường công tác huy động vốn có kỳ hạn dài và vốn không kỳ hạn.

Lãi suất

- Lãi suất thường xuyên biến động. - Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ cụ thể.

Sản phẩm HĐV và tiện ích

- Các dịch vụ sử dụng và thanh toán qua thẻ chưa nhiều.

- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.

Đối tượng/Khách hàng

- Các đối tượng khách hàng chưa thật sự đa dạng.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo từng nhóm khách hàng cụ thể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành – kiên giang (Trang 73 - 74)