sau khi máy phát bắt đầu gửi tín hiệu (được chọn là gốc thời gian) và nhận được tín hiệu phát đi tại thời điểm t0. Rõ ràng, vị trí t0 mà máy thu bắt đầu nhận được tín hiệu có thể thuộc một trong ba phần SHR (SYNC+SFD), PHR hoặc PSDU của khung tín hiệu. Mục tiêu của quá trình đồng bộ là xác định thời điểm bắt đầu tphr
của phần PHR, không quan tâm đến vị trít0 thuộc phần nào của khung tín hiệu. Để thực hiện điều này, một thuật toán đồng bộ được đề xuất gồm hai bước như sau:
1. Đồng bộ thô: từ t0, máy thu nhảy đến một vị trí t1 thuộc đoạn SYNC của khung tín hiệu,
2. Đồng bộ tinh: loại bỏ các kí tự thuộc phần SHR tính từ vị trít1 vừa xác định để thu được kí tự đầu tiên của phần PHR.
Vị trí bắt đầu của kí tự PHR đầu tiên này chính là thời điểm tphr cần xác định.
4.3.1 Đồng bộ thô
Đoạn SYNC của khung tín hiệu IEEE 802.15.4a được tạo nên từ Nsync kí tự mào đầu giống hệt nhau Si. Đặt Ls=Tpsym/Ts là số mẫu có trong một kí tự mào đầu Si
và Ns = Tpr/Ts là số mẫu có trong một đoạn tín hiệu có độ dài q(t). Thao tác xác định vị trí t1 thuộc một kí tự mào đầu trong đoạn SYNC của khung tín hiệu được thực hiện như sau.
Trước tiên, máy thu tạo ra một mẫu tương quan sc dựa trên Kpbs phần tử của chuỗi {ck}. Cụ thể, mẫu sc được tạo nên từ Ns bản sao của bình phương từng phần
tử trong chuỗi {ck} như sau:
sc={sc0, sc1, . . . , scLs−1} (4.7) với scj =c2bj/N
sc, j = 0÷Ls−1.
Tiếp theo, tín hiệu y(nTs) tại đầu ra bộ ADC được chia nhỏ thành các nhóm có kích thước Ls mẫu:
yi ={yi0, yi1, . . . , yi(Ls−1)} (4.8) Từng nhóm mẫu yi này lần lượt được nhân với mẫu tương quan sc để thu được mảng gi = [gi0, gi1, . . . , gi(P−1)], trong đó: gik = (kX+1)N j=kN+1 scj ·yij, k= 0,1, . . . ,(P −1) (4.9) với P =dKpbs/Qevà N =QNs.