bộ đếm được thiết lập về 0.
s=
NfX/3−1
j=0
xj (2.1)
Khi bộ đếm tiến tới giá trị giới hạn Nf/3lần đầu tiên cũng là lúc cửa sổ trượt đi qua trọn vẹn khung dữ liệu thứ nhất. Từ khung dữ liệu thứ hai, giới hạn cực đại của bộ đếm được đặt là Nf; máy thu tiếp tục tiến hành cộng dồn tất cả các mẫu nằm trong cửa sổ trượt và xác định thời điểm |s|đạt giá trị cực đại ứng với bộ đếm có giá trịnmax. Tại cuối mỗi khung, khi bộ đếm đạt tới giá trị cực đại, máy thu cộng thêm giá trịnmaxcho biến nsync. Cuối cùng, khi chế độĐồng bộdừng lại, giá trị củansync
được tính toán như công thức 2.2:
nsync= Pl−1
j=0nmaxj
m (2.2)
trong đó, m là số lượng bit đồng bộ.
Lúc này, máy thu chuyển sang chế độ Dữ liệubằng cách cộng dồn tất cả các mẫu
xj lại với nhau trong phân khung dữ liệu (gồmNf/3mẫu) và xác định dữ liệu truyền đi thông qua dấu của biến sum được tính toán theo công thức 2.3.
sum =
nXsync
nsync−Nf/3+1
xj (2.3)
2.2 Triển khai trên Simulink và HDL
Phương pháp triển khai được sử dụng làthiết kế dựa trên mô hình (MBD - Model- Based Design), trong đó các nhiệm vụ thiết kế được chuyển đổi sang máy tính cá nhân giúp cho việc thiết kế các hệ thống động (bao gồm hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và hệ thống thông tin) trở nên nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm hơn. Trong phương pháp này, một mô hình hệ thống được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển, từ việc xác định yêu cầu cho đến các pha thiết kế, triển khai và kiểm thử. Sau khi phát triển mô hình, quá trình mô phỏng sẽ cho biết liệu mô hình vừa thiết kế hoạt động chính xác hay không. Tóm lại, đây là một phương pháp thiết kế hệ thống đồng mô phỏng (co-simulation) sử dụng cả phần mềm (Simulink) và phần cứng (ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL)). Quy trình thiết kế dựa trên mô hình được
thể hiện qua lưu đồ 2.3 [33].