Kết quả điều trị phình đại tràng bẩm sinh bằng PTNS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh ở trẻ em (Trang 76 - 79)

- Tinh hoà nở lỗ bẹn sâu và trong ổ bụng thấp gặp nhiều nhất 70 bệnh

Chúng tôi đã kiểm tra đ−ợc 57 bệnh nhân với 89 tinh hoàn bệnh Thờ

4.1.3.2. Kết quả điều trị phình đại tràng bẩm sinh bằng PTNS

146 bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật bằng ph−ơng pháp nội soi bao gồm 120 nam và 26 nữ. Tuổi nhỏ nhất là 15 ngày và cao nhất là 36 tháng. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi bệnh nhân nam chiếm đa số. Tỉ lệ nam/nữ = 6/1. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy đa số bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh là con trai [98,109]. Bệnh nhân 0-12 tháng chiếm tỉ lệ 77,4% trong đó có 17 bệnh nhân < 1 tháng tuổi (bảng 3.13). Nh− vậy tuổi mổ hiện nay đã giảm thấp, bệnh nhân đ−ợc mổ sớm hơn so với các nghiên cứu tr−ớc đây [113,74]. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chậm ỉa phân su (97,3%), táo bón phải thụt tháo th−ờng xuyên (98,6%). Vị trí vơ hạch ở trực tràng chiếm 48,6% ở trực tràng, xích ma 50,7% và 0,7 % vị trí vơ hạch ở đại tràng trái. Vị trí vơ hạch ở trực tràng 48,6%, ở trực tràng và sigma 50,7% và tới đại tràng trái 0,7% (bảng 3.14).

- Đánh giá kết quả điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi một thì

Kết quả từ nghiên cứu của chúng tơi cho thấy điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi một thì là một ph−ơng pháp an toàn. Trong số 146 bệnh nhân khơng có tr−ờng hợp nào tử vong trong và sau mổ. Nhiều báo cáo khác cũng cho thấy tỉ lệ tử vong trong phẫu thuật một thì thấp, t−ơng đ−ơng hoặc thậm chí thấp hơn so với ph−ơng pháp mổ nhiều thì [83,104,56,63,116,119,100,84,85,68,121]. Tỉ lệ tử vong trong các bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật nhiều thì theo một số báo cáo từ 2,5-6,2% [108,112,101].

So sánh tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tơi với một số tác giả khác đ−ợc trình bày qua bảng 4.1:

Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ tử vong với một số báo cáo khác Tác giả Ph−ơng pháp mổ Năm công bố Tỉ lệ tử vong tính theo % Soave Nhiều thì 1985 4,5 Sherman và CS Nhiều thì 1989 2,5 Rescorla và CS Nhiều thì 1992 6,2 Ramesh và CS Nhiều thì 1999 4,5 Elhalaby và CS Một thì 2004 2,0 Langer Một thì 2003 0,7 Wang và CS Một thì 2004 0

Nguyễn Thanh Liêm và CS Một thì 2008 0

Tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp. Không tr−ờng họp nào bị rị miệng nối. Chúng tơi gặp 7 tr−ờng hợp bị hẹp miệng nối sau mổ do không nong hậu môn theo h−ớng dẫn, nh−ng chúng tôi đã nong lại tất cả đều tốt. Đây là biến chứng th−ờng gặp trong các báo cáo khác. Thủng ruột non gặp 1 tr−ờng hợp trong nhóm phẫu thuật nội soi. Đây là vấn đề cần chú ý trong khi đặt troca và thao tác kỹ thuật. Khơng có nhiễm trùng vết mổ.

Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15) so với một số tác giả khác đ−ợc trình bày tại bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tỷ lệ biến chứng so với một số tác giả khác tính theo tỉ lệ %

Tác giả Rò miệng nối Hẹp miệng nối Táo bón Viêm ruột Tử vong Santos (1999) 2,1 0 27,7 11,1 0 Remesh(1999) 2 2 14,3 2 0 Hadidi (2003) 2,9 0 Không rõ 4,4 0 Langer (2003) 0 4 Không rõ 6 0,7 Wang (2004) 3,2 1,6 0 21 0 NTLiêm(2008) 0 3,8 1,9 14,3 0

Một trong những quản ngại lớn nhất khi phẫu thuật viên tiến hành phẫu thuật một thì là nguy cơ rò miệng nối, tỷ lệ rò miệng nối trong nghiên cứu của chúng tơi khơng có, tuy nhiên cũng nh− của các tác giả khác khi tiến hành phẫu thuật một thì khơng cao hơn các báo cáo khác khi tiến hành phẫu thuật nhiều thì [101,111,69] (Bảng 4.3):

Bảng 4.3: Tỷ lệ rò miệng nối so với phẫu thuật nhiều thì

Tác giả %

Soave (ba thì) (1977) 6,1

Harrison (ba thì) (1986) 7,0

Santos (ba thì) (1999) 2,1

NTLiêm (một thì) (2008) 0

So sánh các biến chứng và tử vong trong mổ nội soi một thì của chúng tơi với kết quả mổ đ−ờng bụng hai thì trong thời gian tr−ớc đây [7] đ−ợc trình bày trong bảng 4.4:

Bảng 4.4: So sánh tỷ lệ các biến chứng và tử vong với phẫu thuật hai thì

Biến chứng Nơi soi một thì (n= 105) Hai thì (n=87) Giá trị p Rị miệng nối 0% 0% Hẹp miệng nối 3,8% 0% Nhiễm trùng vết mổ 0% 10,3% Són phân 32,3% 16,1% 0,036

Viêm ruột sau mổ 14,3% 21,8% 0,188

Táo bón dai dẳng 1,9% 1,1% 0,928

Tử vong 0% 0%

Tỷ lệ các biến chứng giữa nội soi một thì và hai thì đ−ờng bụng đều thấy sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê trừ tỷ lệ hẹp miệng nối và tỷ lệ

són phân ở nhóm mổ nội soi một thì cao hơn nhóm hai thì, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nh− đã trình bày ở bảng 3.15, kết quả theo dõi lâu dài của ph−ơng pháp điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi một thì rất khả quan, 71,4% bệnh nhân có từ 1-4 lần đi đại tiện trong ngày. Tỉ lệ bị táo bón tồn tại thấp 1,9%, tỉ lệ này cũng t−ơng đ−ơng với nhiều báo cáo khác [98]. Tỷ lệ viêm ruột trong nghiên cứu của chúng tơi là 14,3%. Tỷ lệ són phân trong nghiên cứu này hơi cao hơn một chút so với các báo cáo khác. Có lẽ do thời gian theo dõi của chúng tơi ngắn hơn các tác giả khác. Nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ viêm ruột giảm dần cùng với thời gian theo dõi sau mổ. Tuy nhiên bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi đa số là ít tuổi và thời gian theo dõi ch−a dài vì vậy tỷ lệ này có thể giảm xuống khi trẻ lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn. ý kiến này cũng đã đ−ợc một số tác giả khác đề cập [104,121].

Kết quả về chức năng đại tiện theo phân loại Wingspread ở bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt cao (61,9%). Tỷ lệ này t−ơng đ−ơng với tỷ lệ trong nhóm mổ nhiều thì của Moor và cộng sự [92].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh ở trẻ em (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)