Đánh giá sự thay đổi của CO2:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh ở trẻ em (Trang 90 - 93)

- Số trong ngoặc chỉ %

4.2.3.3.Đánh giá sự thay đổi của CO2:

4.2.3.3.1. Sự thay đổi EtCO2 (bảng 3.44 , 3.45)

Giá trị trung bình của EtCO2 sau khởi mê là 30,3±4,0 mmHg. Sau bơm hơi 10 phút EtCO2 tăng lên 40,4±4,8 mmHg và ổn định trong suốt quá trình bơm hơi. Sau tháo hơi 10 phút EtCO2 giảm xuống còn 33,8±4,7 mmHg là giá trị sinh lý bình th−ờng. Việc đặt các thơng số máy thở nhằm mục đích đảm bảo thơng khí để tránh ứ đọng CO2, thông th−ờng giá trị EtCO2 đ−ợc duy trì từ mức 30 mmHg đến 35 mmHg với hy vọng đạt đ−ợc giá trị PaCO2 từ 35 đến 40 mmHg. Trong thời gian bơm hơi giá trị trung bình của EtCO2 tăng nhanh trong 20 phút đầu (giá trị EtCO2 trung bình sau bơm hơi 10 phút là 40,4±4,8

và sau bơm hơi 20 phút là 41,39±4,51 mmHg) sau đó giá trị trung bình của EtCO2 tăng chậm dần ở các thời điểm tiếp theo và ổn định trong thời gian bơm hơi. Nh− vậy với thời gian và áp lực bơm hơi càng dài thì việc bảo đảm thơng khí trong gây mê là rất quan trọng.

Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nh−: Sagnard [128] cho rằng sự hấp thu CO2 của cơ thể đạt ở mức ổn định sau 20 phút bơm hơi.Theo Campbelle [43] CO2 đ−ợc hấp thu nhanh trong 15 phút đầu bơm hơi và mức hấp thu sẽ giảm dần ở những thời gian tiếp theo. David A [53] thấy giá trị EtCO2 trung bình tăng 7,6 mmHg ( 1 KPa). Tuy nhiên để đánh giá về CO2 trong máu cần phải đánh giá bằng đo PaCO2 chúng tơi sẽ nói ở phần sau.

4.2.3.3.2. Sự thay đổi PaCO2 (bảng 3.46 , 3.47 )

Giá trị trung bình của PaCO2 sau khởi mê là 35,1±6,8 mmHg so với giá trị sinh lý bình th−ờng (từ 35 đến 45 mmHg) chứng tỏ thơng khí nhân tạo sau khởi mê có hiệu quả. Trong quá trình bơm hơi giá trị trung bình của PaCO2 tăng cao và nhanh ở 10 phút đầu từ 35,1±6,8 mmHg sau khởi mê 10 phút tăng lên 45,76±6,12 mmHg sau bơm hơi 10 phút, sau đó giảm dần cịn 40,66±6,38 mmHg sau bơm hơi 30 phút và ổn định trong suốt quá trình bơm hơi. Sau khi tháo hơi 10 phút thì PaCO2 lại giảm mạnh cịn 35,2±7,7 mmHg. Trong tổng số132 mẫu xét nghiệm có 36 mẫu có giá trị PaCO2 > 45mmHg chiếm 27% là giá trị PaCO2 bắt đầu v−ợt quá giới hạn sinh lý, chúng tôi phải điều chỉnh máy thở, tăng thơng khí để tăng đào thải CO2 ( I:E = 1:2 tăng lên I:E = 1:3), nhằm mục đích tránh −u thán. Kết quả PaCO2 trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh [1] (PaCO2 < 40 mmHg tại tất cả các thời điểm nghiên cứu), có lẽ vì nghiên cứu của chúng tơi tiến hành ở trẻ em có chuyển hố cao hơn ng−ời tr−ởng thành.

Để giải thích cho kết quả nghiên cứu, các tác giả Baraka A [34], Bhavani Shan Kar K [37], Bozkurt [40], Campbelle FA [43], Maner T. [89], Muller S.S [93] cho rằng một l−ợng lớn CO2 đ−ợc hấp thu tại bề mặt phúc mạc và các tạng vào máu gây ra tình trạng tăng PaCO2. Ngồi ra ở trẻ em diện tích bề mặt phúc mạc rộng hơn so với diện tích cơ thể, khoảng cách giữa mao mạch và phúc mạc ngắn hơn và chuyển hoá th−ờng cao hơn ở ng−ời lớn nên cũng góp phần làm tăng PaCO2 nhiều hơn. Mức độ hấp thu CO2 nhanh ở 20 phút đầu bơm hơi sau đó chậm dần do chênh lệch về áp lực riêng phần của CO2 ban đầu tăng nhanh trong ổ bụng và các mạch máu bị chèn ép gây cản trở tuần hồn của khoang màng bụng dẫn đến máu khơng vận chuyển kịp CO2 lên phổi nên PaCO2 tăng. Sau đó sự chênh lệch về áp lực riêng phần của CO2 giữa ổ bụng và mạch máu giảm dần vì vậy làm chậm mức độ CO2.

Chúng tơi đồng ý với giải thích của Puri GD [97], Resinose Barbero F [102], Schoeffler P [129], các tác giả cho rằng trong khi ổ bụng tiếp tục hấp thu CO2 bơm vào thì áp lực trong ổ bụng tăng gây ảnh h−ởng lớn tới q trình thơng khí phế nang, làm thay đổi tỷ lệ thơng khí / t−ới máu (VA/Q), thay đổi dung tích cặn chức năng do giảm compliance của phổi và lồng ngực gây tình trạng tăng PaCO2 và EtCO2 .

4.2.3.3.3. Mối t−ơng quan giữa PaCO2 và EtCO2.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giữa PaCO2 và EtCO2 tại thời điểm khởi mê và tháo hơi hầu nh− khơng có mối t−ơng quan nào với r=0,11, cịn tại thời điểm sau bơm hơi 10 phút (T2) và tại thời điểm sau bơm hơi 30 phút (T3) thì mối t−ơng quan rất lỏng lẻo với r=0,25 (T2) và r=0,28 (T3). Hệ số t−ơng quan này d−ờng nh− quá yếu để có thể −ớc l−ợng đ−ợc PaCO2 từ PEtCO2. Theo Wabha RWM và cộng sự [120], Nonette K [127] đánh giá lợi ích của EtCO2 trong mổ nội soi cắt túi mật cho rằng có thể l−ợng giá t−ơng đối giá trị PaCO2 khi đo PEtCO2 . Tuy nhiên theo một số tác giả thì chỉ có thể −ớc l−ợng giá trị

t−ơng đối của PaCO2 bằng PEtCO2khi tỷ lệ VA/Q bình ph−ơng [10,66,87]. Vì vậy việc theo dõi EtCO2 chỉ có giá trị tham khảo PaCO2 nh−ng cho phép phát hiện nhanh chóng những tai biến, khi EtCO2 giảm đột ngột phải nghĩ ngay đến tụt nội khí quản hoặc tắc mạch phổi (do mỡ hoặc do hơi).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh ở trẻ em (Trang 90 - 93)