QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN LOÀI CỦA BỘ CÁ NÓC Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ VỚI MỘT SỐ VÙNG BIỂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 83)

II I IV V VI V

5.4. QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN LOÀI CỦA BỘ CÁ NÓC Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ VỚI MỘT SỐ VÙNG BIỂN

VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ VỚI MỘT SỐ VÙNG BIỂN

Đã tiến hành so sánh thành phần loài của bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế với một số vùng biển khác, để đánh giá mối quan hệ về loài giữa các khu hệ cá. Do đó, chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số gần gũi tương quan thành phần loài của Sorencen (1948). Tuy nhiên, cho đến nay, ở các vùng biển của các tỉnh miền Trung nói riêng hay Việt Nam nói chung chưa có công trình nào công bố về thành phần loài của bộ cá Nóc. Vì vậy, chúng tôi phải tiến hành so sánh với các vùng nước lớn hơn như vịnh Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Philippines.

Qua bảng 5.5 cho thấy, thành phần loài của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có những mối quan hệ khác nhau với bộ cá Nóc ở các vùng biển khác. Khi so sánh thành phần loài của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế với thành phần loài của bộ cá Nóc ở vịnh Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy giữa hai vùng biển này có 16 loài chung, chiếm 80,0% và đạt hệ số gần gũi là 0,71. Trong 43 loài cá nóc ở vùng biển Nam Bộ thì có 10 loài chung (chiếm 50,0%) với thành phần loài cá nóc ở vùng ven bờ Thừa Thiên Huế, có hệ số gần gũi là 0,46. Trong tổng số 39 loài cá nóc đã xác định được ở Malaysia thì có 9 (chiến 45,0%) loài chung, với hệ số gần gũi là 0,44. Ở vùng biển Philippines, xác định được 76 loài cá thuộc bộ cá Nóc, trong đó có 13 loài chung (chiếm 65,0%), với hệ số gần gũi là 0,37.

Bảng 5.5. Quan hệ giữa thành phần loài của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế với một số vùng biển.

STT Vùng biển

Tổng số loài

Các loài chung

S(**) Tác giả, năm công bố Số lượng Tỷ lệ (%)(*) 1 Vịnh Bắc Bộ 57 16 80,0 0,71 Nguyễn Hữu Phụng, 1999 [11] 2 Nam Bộ 43 10 50,0 0,46 Nguyễn Hữu Phụng, 1999 [11] 3 Malaysia 39 9 45,0 0,44 Fowler H. W, 1938 [32] 4 Philippines 76 13 65,0 0,37 Herre A. W., 1953 [39] 5 Trung Quốc 64 17 85,0 0,68 Vương Dĩ Khang, 1958 [7] 6 Đài Loan 81 17 85,0 0,51 Shen S. C. 1993 [57]

Ghi chú: (*): Tỷ lệ so với 20 loài cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.

(**): S là hệ số Sorencen - Hệ số gần gũi.

Vùng biển Trung Quốc có 64 loài cá nóc, trong đó có 17 loài chung (chiếm 85,0%) với thành phần loài cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế và có hệ số gần gũi là 0,68. Trong 81 loài cá nóc xuất hiện ở vùng biển Đài Loan có 17 loài chung (chiếm 85,0%), với hệ số gần gũi là 0,51 (bảng 5.5).

Như vậy, thành phần loài cá của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có quan hệ với thành phần loài của bộ cá Nóc ở vịnh Bắc Bộ, với hệ số gần gũi là 0,71. Tiếp đến là thành phần loài cá nóc ở vùng biển Trung

Quốc (hệ số gần gũi là 0,68), Đài Loan (0,51). Điều đó cho thấy, khu hệ cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có liên hệ nhiều hơn với các vùng biển phía Bắc (vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Đài Loan). Hay nói cách khác, có thể xem khu hệ cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế mang nhiều yếu tố địa lý động vật phía Bắc hay thuộc phụ vùng Trung Hoa - Nhật bản như khu hệ cá vịnh Bắc Bộ.

Chƣơng 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 83)