Thân có dạng hình hộp cứng rất đặc thù, do các tấm vẩy dày lớn liên kết với nhau tạo nên lớp giáp cứng chất xương. Các vẩy này thường có hình lục giác hoặc hình tam giác và nối với nhau rất chắc chắn. Có thể là hình hộp 3 cạnh, 4 cạnh, 5 cạnh hoặc 6 cạnh. Lỗ mang chỉ là một khe hở thẳng đứng hoặc xiên, ở phía dưới sau mắt, tách biệt trên dưới với vây ngực. Miệng bé, mỗi hàm đều có một hàng răng dài và hẹp. Răng nhỏ, xếp rời nhau, dễ gãy và có màu đỏ cam. Đầu và thân có thể có vài gai cứng, nhọn, dài hoặc to. Không có gai vây lưng và vây bụng. Các gốc vây, hai hàm và bắp đuôi là da mềm
không có vẩy, có thể hoạt động tự do. Tất cả các tia vây đều phân nhánh. Vây đuôi có 8 tia phân nhánh.
Ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế chỉ mới gặp một họ là họ cá Nóc hòm (Ostraciidae).
HỌ CÁ NÓC HÕM OSTRACIIDAE
Ngoài các đặc điểm chung như đã mô tả ở phân bộ, họ cá này còn có các tấm vẩy sừng hình lục giác hoặc ngũ giác liên kết chặt với nhau tao thành một lớp giáp cứng bao quanh cơ thể, làm cơ thể có dạng hình hộp với các đường gờ dọc thân. Ở mỗi loài có thể có 3, 4 hoặc 5 đường gờ nổi dọc thân. Đường gờ nổi thứ 5 (nếu có) thường là đường gờ nổi thấp và ngắn, kéo dài từ đỉnh đầu đến gốc vây lưng. Trên các đường gờ có thể có gai hoặc không. Giáp cứng bao kín cả phía sau gốc vây lưng và gốc vây hậu môn.
Họ này chỉ thấy có 1 giống, với 1 loài phân bố trong vùng ven biển Thừa Thiên Huế.
Giống cá Nóc sừng Lactoria Jordan & Fowler, 1902
Đặc điểm: Ngoài các đặc điểm như đã mô tả ở trên, giống này còn có giáp hộp thân có 5 đường gờ nổi thành dạng 5 cạnh, hai đường gờ lưng, hai đường gờ bụng và một đường gờ thấp hơn ở giữa sống lưng. Trên đầu phía trước mắt và sau thân phía dưới đều có 2 gai lớn. Vây lưng ở xa phía trước vây hậu môn. Thân cá không có đường bên.
Typ: Ostracion cornutus Linnaeus, 1758.
1. Lactoria cornuta (Linnaeus, 1758)Synomym: Synomym:
Ostracion valentini Bleeker, Jour. Ind. Arch., Vol.1, p.639, 1848.
Ostracion cornutus Linnaeus, Syst. Nat. 10th ed. p.331, 1758. Bloch, 1785. Temminck and Schlegel, 1850. Bleeker, 1852. Gunther, 1870. Herre, 1953.
Lactoria cornutus Smith, Sea Fishes Southern Africa, p.413, pl.92, fig.1178, 1950. Matsubara, 1955. Munro, 1955.
Tên Việt Nam: Cá Nóc sừng đuôi dài (Hình PL7).
Tên tiếng Anh: Longhorn cowfish.
Mô tả: D: 8-9; A: 8-9; P: 11.
Các đặc điểm chung như đã mô tả ở giống. Gai trước mắt tương đối dài chĩa thẳng ngang về phía trước. Cuối mỗi gờ bụng có 1 gai to thẳng dài song song với bắp đuôi. Vây đuôi lồi tròn, rất dài, chiều dài bằng hai lần chiều dài của bắp đuôi và bằng 1/2 - 2/3 chiều dài của hộp giáp. Mỗi hàm có khoảng 10 cái răng xếp rời nhau.
Màu sắc: Thân có màu nâu hơi vàng hoặc nâu xanh với các chấm xanh sáng ở mặt bên. Vây lưng, vây hậu môn và vây ngực màu xanh xám. Vây đuôi vàng có các chấm xanh sáng. Có vòng đen quanh miệng.
Kích thƣớc: Thường gặp 5,5-8cm, lớn nhất 30cm.
Sinh học - sinh thái: Là loài cá sống ở đáy mềm hay cát ven biển hoặc nơi có rong biển gần rạn đá hoặc rạn san hô vùng nhiệt đới, và đôi khi gặp ở cả vùng nước lợ. Cá thể nhỏ chưa trưởng thành thường đi vào gần cửa sông và trong vùng nước lợ. Cá thể trưởng thành sống đơn độc, nhưng những con chưa trưởng thành sống theo từng nhóm nhỏ. Thức ăn của chúng là động vật đáy không xương sống.
Phân bố:
- Thế giới: Australia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, New Guinea, Đông Châu Phi, Madagascar, Hawaii, Mauritius [11], [58].
- Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ [11]; Biển Thừa Thiên Huế.
Giá trị sử dụng: Là loài cá Thường gặp, nhưng số lượng cá thể của chủng quần ít. Nội tạng, buồng trứng và máu có chứa độc tố tetrodotoxin (TTX) [5]. Trong FishBase (2000) là loài nguy hiểm [37]. Nhưng người ta thường nuôi trong các aquarium làm cảnh và phơi khô dùng làm đồ trang trí [58].